Skip to content

Văn khấn mẫu

Bài văn khấn đi chùa và cách sắm lễ cúng đúng cách

15:08 09/09/2024 - Tác giả: Thúy Hằng

Trong phong tục tín ngưỡng cổ truyền, bên cạnh thờ cúng tổ tiên thì những ngày rằm, này lễ tết, ngày mùng 1 mỗi tháng,... người Việt thường đi lễ chùa và cầu khấn khi đi chùa những điều thành tâm. Đặc biệt trong quan niệm phong thủy tâm linh, nếu mong muốn bình an, nhiều may mắn bạn nên trang bị cho mình cách khấn khi đi lễ chùa và bài văn khấn đi chùa để có thể khấn khi đi chùa sao cho đúng cách.

 

văn khấn đi chùa

1. Đi lễ chùa như thế nào cho đúng?

Chùa là nơi sinh hoạt tín ngưỡng của cộng đồng người Việt từ rất lâu đời. Theo phong tục cổ truyền thì người Việt trong các ngày mùng 1, ngày rằm hay ngày lễ tết, hoặc những ngày trọng đại thường đến chùa cầu khấn. Nhờ vào nghiệp lực vô biên của Phật, Bồ Tát đại bi và Hiền Thánh mọi việc người trần cầu khấn đều có thể trở thành hiện thực.

Những điều trong văn khấn đi chùa của mọi người thường là cầu duyên, cầu may, cầu sức khỏe, cầu sống lâu, cầu tai qua nạn khỏi, cầu yên vui thân mệnh, cầu gia đình hạnh phúc hoặc cho thế giới mãi hòa bình,... Mọi ước vọng thể hiện trong các bài văn khấn sẽ có thể đến với người ở thế giới bên kia và mang đến những ý nghĩa tâm linh trong đời sống người đang sống.

>>>>> Công cụ xem ngày tốt xấu, xem ngày hoàng đạo đi lễ chùa chính xác nhất<<<<<

2. Khi đi chùa cần sắm những lễ gì? Hướng dẫn cách sắm lễ đi chùa

Không cần quá cầu kỳ nhưng lễ vật đi chùa cần phải tuân thủ đúng quy định hành lễ. Đó là:

  • Khi đi dâng hương tại chùa chỉ sắm lễ chay.

Ví dụ như: hoa, quả, oản phẩm, xôi chè, hương,... không nên sắm đồ ăn mặn như thịt, giò, chả,...

Bởi quan niệm của người xưa cho rằng sắm đồ mặn sẽ chỉ được chấp nhận nếu khu vực của chùa có vị Thánh, Mẫu. Không dâng đồ ăn mặn ở khu vực Phật điện có nghĩa là những thờ tự chính ở các ngôi chùa.

  • Không nên sắm tiền âm phủ hay đồ vàng mã để dâng lễ Phật ở chùa.

Nếu sắm những lễ vật này rồi thì bạn nên đặt ở bàn thờ Thánh Mẫu, Thần Linh hoặc bàn thờ Đức Ông. Tại ban thờ Phật, Bồ Tát (ở chính điện) kiêng tiền âm phủ, đồ hàng mã và ngay cả tiền thật. Tiền thật có thể cho vào hòm công đức của chùa.

  • Loại hoa dâng lễ Phật là hoa huệ, hoa mẫu đơn, hoặc hoa sen,... không nên dùng hoa dại.

  • Ngoài ra trước khi dâng hương lễ Phật ở Chùa cần chay tịnh như kiêng giới, làm việc thiện, ăn chay,...

  •  Lễ vật khi đi chùa trong các ngày cầu siêu cho ông bà, cha mẹ thậm chí là cô hồn vào rằm tháng 7 tại chùa thì sắm những đồ đặc trưng như: đồ hàng mã mũ, áo, xe,... nhưng tuyệt đối không sắm hình nhân thế mạng. Cúng chúng sinh không thể thiếu cháo lá đa, bánh đa, khoai,... Những lễ vật này đều dâng lên bàn thờ Đức Thánh chứ không dâng Phật. Còn nếu gia đình muốn cầu siêu thì nên hỏi qua chỉ dẫn của các vị tăng trụ của chùa.

3. Trình tự cầu bình an và may mắn tại chùa đúng cách

Đối với các chùa thờ phật hay các chùa thờ thánh, thần tại các địa phương thì trình tự khi chuẩn bị đến lúc thực hành đều giống nhau. Vì thế, chúng tôi xin đưa ra trình tự các bước đi lễ chùa thờ Đức Ông để bạn đọc được hiểu được một cách chi tiết và thực tế nhất. Đối với nghi thức đi lễ chùa thờ phật hay các chùa thờ thần, thánh mẫu, hoặc một số đền, chùa nổi tiếng như chùa Hương, chùa Ba Vàng, Yên Tử,... đều thực hiện các nghi thức như nhau.

Trình tự các bước thực hiện đi lễ chùa đúng cách theo phong tục như sau:

Bước 1: Đặt lễ vật đã sắm lên bàn thờ Đức Ông

Sắm sửa lễ vật đúng theo quy định, thắp hương và làm lễ tại ban thờ Đức Ông trước.

Bước 2: Đặt lễ lên hương án của chính điện

Sau khi hoàn tất việc đặt lễ ở ban Đức Chúa xong, đặt lễ lên hương án của chính điện. Tại đây thắp đèn nhang, thỉnh theo 3 hồi chuông rồi làm lễ chư Phật, Bồ Tát.

Bước 3: Thắp hương ở tất cả các ban thờ khác

Tiếp đó đi thắp hương ở tất cả các ban thờ khác của nhà Bái Đường. Lưu ý khi thắp hương đều có 3 hoặc 5 lễ. Trong trường hợp điện thờ Mẫu, Tứ Phủ thì đặt lễ, dâng hương tại đó và cầu những ý nguyện thành tâm.

Bước 4: Lễ nhà thờ tổ hay còn được gọi là nhà Hậu

Bước 5: Tạ lễ

Cuối buổi lễ thì lễ tạ để hạ lễ. Lúc này có thể đến nhà trai giới, phòng tiếp khách để thăm hỏi các vị tăng trụ trì, hoặc các vị sư và làm công đức.

Cuối cùng thì lễ ở nhà thờ Tổ (nhà Hậu)

4. Văn khấn đi chùa như thế nào là chuẩn?

Mỗi vị, mỗi ban là có cách khấn khác nhau. Chính vì thế nhiều người không khỏi băn khoăn cách khấn khi đi chùa như thế nào là chuẩn hay bài văn khấn khi đi chùa là gì? Để trả lời cho băn khoăn này thì bạn nên xác định những mong muốn, những điều muốn cầu xin và khấn theo văn khấn đi chùa với lòng thành tâm nhất.

Dưới đây chúng tôi xin giới thiệu bài văn khấn khi đi lễ chùa ( hay còn gọi là bài văn khấn nôm khi đi lễ chùa) tại chùa Đức Ông - Đức Chúa Ông

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần, 3 lạy)

Kính lạy Đức Ông Tu Đạt Tôn Giả, Thập Bát Long Thần, Già Lam Chân Tể.

Hôm nay là ngày ..... tháng ..... năm .....

Tín chủ con là .................................................................................................

Ngụ tại ............................................................................................................

Cùng cả gia đình thân tới cửa chùa ................................... trước điện Đức Ông, thành tâm kính lễ, (nếu có đang lễ vật thì khấn thêm “hiến dâng phẩm vật, kim ngân tịnh tài”), chúng con tâu lên Ngài Tu Đạt Tôn Giả từ cảnh trời cao soi xét.

Chúng con kính tâu lên Ngài Già Lam Chân Tể cai quản trong nội tự cùng các Thánh Chúng trong cảnh chùa đây.

Thiết nghĩ chúng con sinh nơi trần tục, nhiều sự lỗi lầm, hôm nay tỏ lòng thành kính, cúi xin Đức Ông thể đức hiếu sinh, rủ lòng tế độ che chở cho chúng con, ba tháng hè chín tháng đông, tiêu trừ bệnh tật tai ương, vui hưởng lộc tài may mắn, cầu gì cũng được, nguyện gì cũng thành.

Chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô A-di-đà Phật (3 lần, 3 lạy)

Trên đây là các thông tin về cách đi lễ chùa thế nào cho đúng. Mong rằng, với bài viết trên, bạn đã có được cái nhìn tổng quan về cách đi lễ chùa, và đọc bài văn khấn khi đi chùa đúng cách.

Các tìm kiếm liên quan đến văn khấn đi chùa

văn khấn tại chùa

văn khấn lễ chùa đầu năm

bài khấn đi chùa mùng 1

văn khấn chùa ba vàng

bài khấn đi chùa hương

văn khấn chùa cái bầu

văn khấn lễ chùa

bài khấn đi đền

cách khấn khi đi chùa mùng 1

văn khấn tam bảo

văn khấn đức ông

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC:

Thúy Hằng

Tác giả: Thúy Hằng

Lần đầu tiên Thúy Hằng tiếp xúc với phong thủy khi còn là sinh viên, khi đó cô bị thu hút bởi những kiến thức huyền bí và uyên thâm về bộ môn này. Sau đó, cô dành nhiều năm để nghiên cứu và tìm hiểu phong thủy từ các sách vở, tài liệu và tham gia các khóa học chuyên sâu. Với sự nỗ lực và ham học hỏi, Thúy Hằng đã trở thành một người có kinh nghiệm phong thủy uy tín. Cô có kiến thức sâu rộng về các lĩnh vực phong thủy khác nhau như: phong thủy nhà ở, phong thủy văn phòng, phong thủy tâm linh...

Nếu quý bạn muốn kích công danh, sự nghiệp, tài vận, gia đạo, tình duyên hay giải hạn, bạn có thể chọn sim phong thủy trong kho sim phong thủy hợp từng công việc sau đây:

Phong thủy Tạp luận

Đánh giá: Star Star Star Star Star
Mô tả:

Sắp xếp Cửu tinh vào tinh bàn còn gọi là an sao hạ quẻ, đó là phương pháp quan trọng nhất của Huyền Không học. Xem chi tiết phương pháp này ngay tại đây.

Đánh giá: Star Star Star Star Star
Mô tả:

Dựa vào Ngũ hành diễn giải Ngũ hành thân chủ, Tứ trụ bản mệnh, Ngũ hành dãy số qua hai nguyên lý cơ bản Tương sinh và Tương khắc nhằm giúp quý bạn dễ dàng chọn lựa dãy số hợp mệnh.

Đánh giá: Star Star Star Star Star
Mô tả:

64 quẻ Kinh Dịch được tạo thành từ sự kết hợp của 8 quẻ Càn, Đoài, Ly, Chấn, Tốn, Khảm, Cấn, Khôn mang ý nghĩa tốt có, xấu có; giúp tiên đoán tương lai gần theo nguyên tắc âm dương giao cảm. 

Đánh giá: Star Star Star Star Star
Mô tả:

Mỗi con số đều ẩn chứa những ý nghĩa tốt xấu riêng theo cách luận số. Khám phá ngay ý nghĩa từng con số và các cặp số đẹp theo quan niệm dân gian ngay tại đây.

Hotline Sim phong thủy
Zalo Sim phong thủy
Messenger Sim phong thủy
Close