TIN TỨC PHONG THUỶ
Nghiệp chướng là gì và cách hóa giải nghiệp chướng
Người ta thường nói đời người vướng phải nghiệp chướng sát sinh, nghiệp chướng tiền duyên, nghiệp chướng bệnh tật,... vậy nghiệp chướng là gì? có thể hóa giải nghiệp chướng không? và vì sao phải sám hối nghiệp chướng , không tạo nghiệp kiếp sau? Hôm nay, trung tâm nghiên cứu và ứng dụng Phong thủy xin được đưa ra các thông tin về nghiệp chướng để bạn đọc có cái nhìn đúng đắn và khách quan về vấn đề trên.
Những bài viết được quan tâm trong tuần:
-
Xem hướng nhà có hợp phong thủy hay không
-
Công cụ xem ngày tốt xấu hôm nay
-
Tất cả những thông tin về bùa ngải, thông tin về bùa ngải
-
Nghiệp chướng là gì?
Nghiệp chướng là từ xuất hiện trong đạo phật được xuất hiện trong bài giảng kinh của Phật giáo. Trong đó Nghiệp chướng là từ được ghép từ nghiệp và từ chướng. Ở đây nghiệp có nghĩa là khởi đầu, sự tạo nghiệp cũng có thể là kết quả của sự tạo nghiệp, còn tùy vào hành động và từng trường hợp để phân định. Tâm niệm chúng ta khởi tạo ra những tư tưởng, suy nghĩ gọi là ý nghiệp, miệng chúng ta phát ra âm thanh ngôn từ gọi là khẩu nghiệp, thân thể chúng ta hành động tạo ra các sự việc, hành động gọi là thân nghiệp. Vì thế nhìn chung, nghiệp được tạo ra từ chính suy nghĩ, tư tưởng, lời nói, hành động của chính chúng ta. Đó là tạo nghiệp. Sau khi tạo nghiệp gây ra kết quả, hậu quả đó cũng được gọi là nghiệp. Nghiệp đã phát sinh có kết quả sẽ sinh ra chướng ngại về sau.
Chướng là từ chướng trong chướng ngại. Chướng ngại ở đây là những vật cản, ngoại cảnh tác động khiến chúng ta tạo tác tạo nghiệp. Từ chướng đứng sau nhưng theo nghĩa thì chướng phải có trước, có chướng tứ có sự tác động từ bên ngoài thì con người ta mới tạo nghiệp.
Nghiệp chướng ở đây không phải là nói về sự thất bại hay việc xấu mà là sự tác động từ bên ngoài tạo ra sự xuất hiện và hình thành của hành động sẽ có kết quả ảnh hưởng về sau. Vì thế nghiệp chướng cũng có thể là điều thiện cũng có thể là điều xấu. Điều thiện được gọi là Thiện nghiệp. Thiện nghiệp có 3 đường là Trời, Người và Atula và Điều xấu có 3 đường là Địa ngục, Ác quỷ và Súc sinh. Vì thế có thể nói rằng, dù là điều thiện hay điều ác đều tạo ra nghiệp.
2. Cách hóa giải nghiệp chướng
Nếu là nghiệp thiện thì đó là điều tốt sẽ sinh ra sự tốt lành sau này, nhưng nếu là ác nghiệp thì phải thực hiện các cách hóa giải nghiệp chướng để không hệ lụy sau này.
Cách hóa giải nghiệp chướng tốt nhất là phải luôn có tuệ và định. Tuệ là trí tuệ, phải có trí tuệ sáng suốt, nghĩ trước nghĩ sau trước khi làm một việc, nói một câu. Định là kiên định, không để ngoại vật, ngoại cảnh tác động làm ảnh hưởng tới suy nghĩ và hành động của mình. Chỉ có người có đủ định và tuệ mới có thể vượt khỏi luân hồi lục đạo, giải quyết vấn đề một cách quyết đoán và chính xác. Vì thế, trong phật giáo thường dạy chúng ta nhất nhất phải làm việc tốt không làm việc xấu để tránh tạo ác nghiệp sau này. Và hơn hết, chúng ta làm điều thiện nghiệp nhưng không chấp nhặt chuyện mình đã làm để so đo thì sẽ không tạo ra nghiệp chướng.
Vì thế trong đời sống hàng ngày, hành động, lời nói hay ý nghĩ đều phải giới, định, tuệ. Đối với ác nghiệp từ người khác không chấp nhặt so đo, phải phân tích suy nghĩ tìm hiểu kỹ lưỡng từ đó có cách phân giải rõ ràng. Như thế mới là sự thành công, mĩ mãn không tạo ác nghiệp, giải trừ nghiệp chướng tận gốc.
Trên đây là những thông tin về nghiệp chướng là gì và cách hóa giải nghiệp chướng. Xin mời bạn đọc chuyển hướng tới website: https://simphongthuy.vn/ để tìm hiểu và được cung thêm và các thông tin phong thủy, tử vi, tướng số hiện nay.
Nếu quý bạn muốn kích công danh, sự nghiệp, tài vận, gia đạo, tình duyên hay giải hạn, bạn có thể chọn sim phong thủy trong kho sim phong thủy hợp từng công việc sau đây: