Skip to content

TIN TỨC PHONG THUỶ

Tìm hiểu lễ hội Nghinh Ông

08:20 26/05/2021 - Tác giả: Thúy Hằng

Truyền thuyết về Cá Ông

Trong các truyền thuyết về cá Ông Nam Hải, các làng ven biển nhất là ở vùng Ninh Thuận – Bình Thuận đều có sự tích, cá Ông là hóa thân của Phật Bà Quan Âm chuyên cứu khổ cứu nạn các ngư dân đang trên biển gặp nạn.

Đức Phật Bà Quan Âm từ trên thượng giới, Bà thường vân du khắp nơi từ trên đất liền ra biển cả, thấy đâu khổ nạn là Bà ra tay cứu độ. Một hôm Bà đang ngự trên tòa sen bay lướt trên biển Đông, Bà không khỏi đau lòng thấy từng đoàn thuyền đánh cá đang bị gió bão bầm dập, mọi người la thét khóc than vang dậy biển cả, lấn át cơn gầm thét của sóng biển và phong ba bão táp.

Trước cảnh đau lòng, Phật Bà Quan Âm liền lấy pháp y, Bà xé ra từng mãnh ném xuống biển khơi. Kỳ bí thay, mỗi mảnh vải hiện hình thành một loài cá, bơi đến cứu nguy đám ngư dân, người không còn thuyền được cá cõng đi vào bờ, còn những chiếc thuyền còn đang lênh đênh trên biển, cá chắn sóng đưa vào đất liền. Mọi ngư dân thoát chết khi lên bờ đều quay mặt ra biển lạy tạ, tôn sùng loài cá này, họ lập đền thờ ven làng chài, nhưng chưa biết gọi tên loài cá đó vì loài cá còn quá xa lạ với những người thường đi đánh bắt cá ngoài biển.

Mà thật vậy, loài cá được Phật Bà Quan Âm cho giáng thế lúc đó còn nhỏ, không đủ sức chống trả với sóng to gió lớn bão táp ngoài khơi. Phật Bà liền mượn bộ xương của Ông Tượng (voi) trên rừng cho loài cá đó mượn. Từ đó loài cá mới có tên gọi là cá Voi, với vóc dáng to lớn và sức mạnh như loài voi rừng, nên cá Voi chống lại sóng gió trên biển quá dễ dàng, kèm giữ các thuyền bè được thăng bằng, không bị tan vỡ. Và kềm cặp những thuyền bè này vào bờ an toàn hơn.

Phật Bà lại thấy, cá Voi to lớn di chuyển chậm chạp, mỗi khi có nạn tai xảy ra cách loài cá khá xa, cá Voi không kịp bơi đến, nên Bà dùng phép thu đường cho cá, nên dù xa đến đâu cá Voi vẫn xuất hiện kịp thời.

Dân làng chài đặt tên loài cá là cá Voi, vì hài cốt của cá Voi và của loài voi giống nhau như một. Nhưng vì sự linh thiêng của cá Voi, khi lập đền thờ họ gọi bằng sự tôn kính là Cá Ông Nam Hải (và còn gọi bằng những tên khác như Đức Ngư, Ông Thông, Ông Chuông, Ông Máng, Ông Sứa v.v… tùy theo từng vùng duyên hải. Ở huyện Cần Giờ, một huyện ven biển của Sài Gòn, gọi là Cá Ông Nam Hải).

Ngoài ra cá Ông được ngư dân phân biệt là cá Ông Lớn và cá Ông Cậu. Cá Ông Lớn chỉ những cá thật to và thường ở rất xa bờ họ gọi là Ông Khơi (cá Ông ở ngoài khơi). Cá Ông Cậu là loại cá Ông nhỏ hơn và hay sống ven biển họ gọi là Ông Lộng.

Những ngư dân vùng Khánh Hòa – Phú Yên, số ngư dân là dân tộc Chăm lại có truyền thuyết khác về cá Ông Nam Hải.

- Cá Ông vốn là vị thần có tên Cha Aih Va hóa thân.

Cha Aih Va được cha mẹ cho đi học pháp thuật trên một hòn đảo xa xăm lắm, chàng thanh niên học ròng rã trên mười năm đã trở thành người có pháp thuật cao thâm, biến hóa khôn lường. Cha Aih Va muốn về quê nhà thăm cha mẹ, nhưng thầy ngăn cản không cho, vì cho rằng Cha Aih Va học chưa đủ các tinh hoa của pháp thuật.

Nhớ cha nhớ mẹ, nên Cha Aih Va nóng lòng mà trốn sư phụ xuống núi, chàng ra biển nhưng không có chiếc thuyền nào để về bên bờ, nên hóa thành cá Voi để bơi về nhà. Sư phụ của Cha Aih Va biết được, ông nổi giận và quyết định trừng phạt chàng, ông hô phong hoán vũ kêu gọi thủy thần đưa quân tôm tướng cá xông đến hành hình Cha Aih Va, xé xác chàng trai.

Xác Cha Aih Va trôi dạt về đất liền và biến thànhthiên nga bay về nhà, chàng thấy cha mẹ đều qua đời, nên buồn quá lại bay đi tìm một hoang đảo để sống. Tại đây từ Thiên thiên nga chàng lại hóa thành người. Cha Aih Va lại tu luyện và mất trên hoang đảo. Vì cảm khái Cha Aih Va là người con hiếu thảo, chịu xả thân vượt mọi nguy nan để tìm về gia đình, nên thượng đế xót thương cho chàng biến thành thần để cứu nạn cho mọi người.


Khi thành thần, Cha Aih Va đổi tên là Pôn Ri Ak tức Thần Sóng Biển.

Vị thần luôn là ân nhân của những người đi biển bị đắm thuyền, mỗi khi nghe tiếng kêu cứu ngoài biển khơi, thần liền hóa thành cá Voi đến cứu.

Và một truyện tích lịch sử được các nhà chép sử triều đình nhà Nguyễn có viết rằng :

- Trong thời kỳ chúa Nguyễn Phúc Ánh (sau trở thành vua Gia Long) bôn tẩu bởi quân Tây Sơn truy nả vào khoảng năm 1778 – 1786. Chúa chạy vào trấn Gia Định, trên đường qua Xiêm La cầu viện, đến đoạn cửa sông Soài Rạp thì gặp một trận bão lớn ập đến, người và thuyền nguy ngập bởi sóng biển to như ngọn sóng thần, mưa bảo ầm ầm, những chiến thuyền của chúa Nguyễn không thể cầm cự nổi,chúa mới lâm râm khấn vái cầu nguyện trời đất cứu nạn, bổng nhiên thuyền của chúa Nguyễn được một con cá voi to xuất hiện, che chở đưa thuyền vào Vàm Láng (tỉnh Tiền Giang) an toàn.

Khi Nguyễn Phúc Ánh lên ngôi vua, ông nhớ đến cá Voi đã cứu nạn mà sắc phong cho cá là Nam Hải Đại Tướng Quân, Nam Hải Cự Tộc Ngọc Long Thượng đẳng thần. Và truyền đến các làng xã ven bờ lập đền thờ Ông Nam Hải cho xứng đáng. Nên dọc theo ven biển miền Trung đến miền Tây Nam Bộ đâu đâu cũng có đền thờ cá Ông Nam Hải, vào tháng 8 âm lịch hàng năm các tỉnh như Tiền Giang, Bến Tre, huyện Cần Giờ, Phan Thiết, Phan Rang, Phú Yên v.v… đều tổ chức Lễ Nghinh Ông Nam Hải để cầu quốc thái dân an, cầu an cho bá tánh, cầu cho việc chài lưới trên biển được thuận lợi, mưa thuận gió hòa.

Đám tang Cá Voi

Như đã kể, các làng dọc duyên hải từ miền Bắc đến vùng Nam Bộ, hầu như đều có đền thờ cá Ông Nam Hải lớn nhỏ, và tùy mỗi địa phương mà tổ chức ngày lễ nghinh Ông trang trọng (tuy nhiên các vùng ven biển phía Bắc, Lễ nghinh Ông được tổ chức nhưng không gây được nhiều tiếng vang như trong Nam, nhất là biển Phan Thiết, Cần Giờ, Vàm Láng… ở Vũng Tàu trên đường Hoàng Hoa Thám khu Xóm Đình có ngôi đền Linh Sơn Cổ Tự đang thờ hai bộ xương cá Ông; những bộ xương này được dân làng Tam Thắng tích lũy từ thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20 khi Ông hóa – chết vì bịnh hay già nua – trôi dạt vào bờ.).

Nói về các đền thờ cá Ông, các cư dân đều tôn kính gọi là Lăng Dinh Ông, nếu ở nơi đây có cốt cá Ông được tượng thờ. Lăng thường có 3 phần :

- Phần chính là nơi để xương cá Ông (cốt Ông), thông thường là nguyên bộ xương hoặc một phần xương, mà là cốt thật được ngư dân cải táng đem về lăng thờ phụng.

- Hai phần phụ ở 2 bên, một bên là Tả Lý Ngư và một bên là Hữu Lý Lực, cả hai đều là hộ vệ của ông.

Các ngư dân vùng biển cho biết, duyên hải miền Trung thường bắt gặp Ông bị lụy (chết vì bịnh hoặc bị tai nạn gì đó) ở ngoài khơi là có một Ông khác kề đưa vào bờ ngay. Người nào trông thấy xác Ông đầu tiên có vinh dự được dân chúng làng chài coi như là con của Ông Nam Hải. Người này phải chịu tang Ông như một trưởng nam trong một gia đình.

Tổ chức đám tang cá Ông chẳng khác gì một đám tang trong một gia đình. Người có vinh dự làm con Ông được phép cung nghinh xác Ông về Lăng Dinh Ông cấp táng, ăn mặc tang phục, tay chống gậy và thường xuyên ở bên xác Ông trong những ngày ma chay ba ngày ba đêm, còn dân làng dân xã có bổn phận đến phúng viếng và đi lễ tang.
 

Một số địa phương lễ chôn cất cá Voi có nhiều hình thức, hoặc là xẻ thịt cá Ông ra nhiều mảnh bỏ vào quan tài, một hai hay ba áo quan mới đủ xác Ông; hai là quàn ngay bờ biển chờ xác Ông tan rữa ra mới đem cốt Ông về Lăng dinh mà thờ.

Có một điều kỳ bí, khi xác cá Ông nằm bên bờ biển, muốn đưa về Lăng Dinh cấp táng, phải là người thấy xác Ông đầu tiên hợp cùng dân làng dân xã đó mới di chuyển Ông được, còn không phải, dù có hàng trăm người cũng không thể lê Ông đi nổi.

Người được xem là con Ông Nam Hải còn phải chịu tang 3 năm như những đám tang mà ta biết trong xã hội đời thường.

Khi người này thọ tang, phải cử hành những lễ nghi theo tục lệ, nhưng thật ra ban trị sự Lăng Dinh Ông lo liệu các chi phí tang ma. Con Ông Nam Hải phải quỳ trả lễ những người đến phúng viếng.

- Sau 3 ngày tang lễ là lễ động quan con Ông Nam Hải phải chống gậy đi thụt lùi trước các linh cửu, 3 ngày sau cũng có lễ tạ mộ và lễ mở cửa mã.

- 21 ngày phải làm lễ cầu siêu.

- 100 ngày cúng tuần bách nhật, tuần tốt khốc (thôi khóc).

- Tròn một năm làm lễ tiểu tường (giỗ đầu).

- Ba năm làm lễ đại tường (lễ đoạn tang).

- Sau lễ đại tường là lễ cải táng. Con Ông Nam Hải mời các sư ra mộ cúng cải táng và hốt cốt (Thượng Ngọc Cốt), rồi thỉnh Ngọc cốt về Dinh Vạn thờ. Khi cải táng, Ngọc Cốt được tẩy sạch bằng rượu, phơi khô ráo và bọc vào tấm vải điều sau đó mới cho vào hủ. Nhiều người cho rằng ai được làm con Ông Nam Hải thì sau 3 năm chịu tang, người này sẽ được Ông phù hộ làm văn thịnh vượng.

Ở Phan Thiết, Lễ Thỉnh Ngọc Cốt được tổ chức rất trọng thị như là tổ chức đám tang. Ngày hôm sau tổ chức lễ nghinh Ông tại Lăng Dinh như tục lệ Lễ nghinh Ông hàng năm.

Lễ Nghinh Ông

Thường lễ nghinh Ông hàng năm vào ngày 16 tháng 8 âm lịch, lễ gồm :


- Lễ nghinh Ông

- Lễ cúng Tiền hiền, Hậu hiền

- Lễ chánh tế.

Lễ nghinh Ông được tổ chức tại Lăng Dinh, có các nhà sư tụng niệm cầu siêu. Đúng 1 giờ sáng, một chiếc thuyền lớn trang trí lộng lẫy có bàn hương án cùng mâm cổ gồm heo quay, vàng mã, trái cây, bông hoa nhang đèn…. Thuyền này chở các vị cao niên trong làng chài cùng dàn ngũ âm ca nhi bắt đầu ra khơi. Các gia đình có thuyền đánh cá cũng chở theo gia đình đi theo thuyền lớn, mọi chiếc thuyền đều giăng đèn cờ phướn ngũ sắc rất rực rở làm cho không khí lễ hội rất rộn ràng.

Đoàn thuyền ra biển khá xa bờ chừng 4 hoặc 5 cây số thì dừng lại, chiếc thuyền lớn bắt đầu nổi nhạc ngũ âm và ca nhi hát những bài ca truyền thống của làng, các vị lão thành cao niên đốt vàng mã kêu mời Ông về.

Xong các thủ tục, đoàn thuyền quay mủi trở về làng. Ở trên bờ các nhà dân làng chài, nhà nào cũng bầy hương án ra trước sân để đón Ông về, các vị cao niên đưa hương án xuống bờ và đưa về Lăng Dinh an vị.

Sau phần nghinh Ông, đến lễ tế Tiên Hiền – Hậu Hiền trong lăng có các trò lễ hầu chờ, khi lễ bắt đầu các trò lễ tổ chức dâng hương hoa trà quả. Đến phần chánh tế, các vị cao niên đọc văn tế và cũng dâng trà rượu lên Ông 3 lần.

Trong những ngày lễ nghinh Ông, ban tổ chức thường mời các đoàn hát về giúp vui xóm làng và ngư dân, và những buổi văn nghệ quần chúng cũng được người dân đóng góp bằng những tiết mục dân dã như ban nhạc ngũ âm hòa cùng lời ca của các ca nhi, nhịp trống, tiếng tù và ở các thuyền bè ngoài biển dội vào tạo nên ngày lễ vừa trang nghiêm vừa sôi động.

SimPhongThuy.Vn

Thúy Hằng

Tác giả: Thúy Hằng

Lần đầu tiên Thúy Hằng tiếp xúc với phong thủy khi còn là sinh viên, khi đó cô bị thu hút bởi những kiến thức huyền bí và uyên thâm về bộ môn này. Sau đó, cô dành nhiều năm để nghiên cứu và tìm hiểu phong thủy từ các sách vở, tài liệu và tham gia các khóa học chuyên sâu. Với sự nỗ lực và ham học hỏi, Thúy Hằng đã trở thành một người có kinh nghiệm phong thủy uy tín. Cô có kiến thức sâu rộng về các lĩnh vực phong thủy khác nhau như: phong thủy nhà ở, phong thủy văn phòng, phong thủy tâm linh...

Nếu quý bạn muốn kích công danh, sự nghiệp, tài vận, gia đạo, tình duyên hay giải hạn, bạn có thể chọn sim phong thủy trong kho sim phong thủy hợp từng công việc sau đây:

Phong thủy Tạp luận

Đánh giá: Star Star Star Star Star
Mô tả:

Sắp xếp Cửu tinh vào tinh bàn còn gọi là an sao hạ quẻ, đó là phương pháp quan trọng nhất của Huyền Không học. Xem chi tiết phương pháp này ngay tại đây.

Đánh giá: Star Star Star Star Star
Mô tả:

Dựa vào Ngũ hành diễn giải Ngũ hành thân chủ, Tứ trụ bản mệnh, Ngũ hành dãy số qua hai nguyên lý cơ bản Tương sinh và Tương khắc nhằm giúp quý bạn dễ dàng chọn lựa dãy số hợp mệnh.

Đánh giá: Star Star Star Star Star
Mô tả:

64 quẻ Kinh Dịch được tạo thành từ sự kết hợp của 8 quẻ Càn, Đoài, Ly, Chấn, Tốn, Khảm, Cấn, Khôn mang ý nghĩa tốt có, xấu có; giúp tiên đoán tương lai gần theo nguyên tắc âm dương giao cảm. 

Đánh giá: Star Star Star Star Star
Mô tả:

Mỗi con số đều ẩn chứa những ý nghĩa tốt xấu riêng theo cách luận số. Khám phá ngay ý nghĩa từng con số và các cặp số đẹp theo quan niệm dân gian ngay tại đây.

DANH SÁCH SIM HỢP TUỔI

Hotline Sim phong thủy
Zalo Sim phong thủy
Messenger Sim phong thủy
Close