Skip to content

TIN TỨC PHONG THUỶ

Sự khác biệt giữa thiên đàng và địa ngục

08:30 06/09/2024 - Tác giả: Thúy Hằng

TÂM LINH

TRONG

TÍN NGƯỠNG 

- SimPhongThuy.Vn

 

Lời giới thiệu : Qua bài viết của Sa di Huệ Phúc sau đây, chúng tôi đăng tải không nhằm để truyền bá tôn giáo hay giảng đạo lý đến bạn đọc trang “Thế giới Tâm Linh”. Chủ yếu chúng tôi dành đến bạn đọc tìm hiểu, thấy rằng trong cõi THIÊN – ĐỊA – NHÂN đều có mắt xích liên hoàn. Những chuyện làm phước làm lành hay dữ, có thể người đời không ai biết đến, nhưng “thần linh” lại có trăm tai ngàn mắt biết đến, nhằm tâu trình lên Trời Đất (Ngọc Đế và Diêm Vương) tính công tội mà thưởng phúc phạt ác như mẫu chuyện Mục Liên Thanh Đề do Sa Di Huệ Phúc kể dưới đây qua 10 cửa địa ngục, xin lấy đó cùng hướng thiện.

Trong tín ngưỡng dân gian hay còn gọi “văn hóa tâm linh”, là hiện tượng do ngẫu nhiên, tức việc sùng bái mọi thứ gồm Trời Đất, Thánh Thần Tiên Phật và Ma Quỷ trong lòng mỗi người mà phát sinh.

Có những nguyên nhân trong việc tin vào cuộc sống có ba tầng là “THIÊN – ĐỊA – NHÂN’, khi mọi người nghĩ đến thần quyền. Thiên là Trời tức đấng Tạo Hóa sinh ra con người và vạn vật cầm sổ Sinh; còn Địa là Đất tức cõi Âm Ty nơi cầm sổ Tử khi con người đã hết số. Con người tức Nhân, đôi khi muốn cải tạo lại số mệnh, muốn trường sinh hay thêm tuổi Thọ, đều sống cuộc đời thánh thiện, tránh xa điều dữ làm nhiều điều lành để được Trời Đất “thưởng Phúc”.

Chính vì thế mọi người thường hay cúng tế Trời Đất khi tin vào Thần Quyền; và cách sùng bái có nhiều hình thức :

- Trời gồm : mặt trời, mặt trăng và tinh tú (tam thần)

- Địa có : sông, biển, núi, cây, đất, quặng mỏ (thuộc ngũ hành : Kim,  Mộc,  Thổ, Thủy, Hỏa).

- Nhân tin có : thánh, thần, ma, qủy và con người.

Tất cả những điều trên đều được mọi người sung bái trong tâm linh, vì tin rằng các đấng thần linh có thể ban phát cho họ mọi phúc lành và những may mắn trong đời sống.

Vì thế khi nói đến việc sùng bái Thiên – Địa – Nhân, người Á đông nói chung và người Việt nói riêng đều chịu nhiều ảnh hưởng từ nền văn hóa cổ Trung Hoa từng xâm chiếm tâm hồn mọi người cả ngàn năm đô hộ;  nên đến ngày nay vẫn mang nhiều ấn tượng khi nghĩ đến Thiên Đàng và Địa Ngục, các vị Tiên Phật Thần Thánh, các loài ma quỷ ở sau hai cánh cửa trên.

A/- THIÊN ĐÀNG VÀ ĐỊA NGỤC

Khi đó mọi người đều nghĩ đến, sau cuộc sống trên cõi trần rồi sẽ đi đến cái chết, không biết lúc đó linh hồn sẽ sa xuống địa ngục hay lên được cõi thiên đàng ?!

Thiên đàng còn được gọi qua cái tên mỹ miều Bồng lai tiên cảnh. Là hình ảnh thật hay ảo nhưng được mọi người hình dung, nơi đây có Phật, Thánh, Thần, Tiên, Ngọc Đế, Giao Trì Vương Mẫu v.v… sinh sống cùng các linh hồn người chết.

Trong cõi bồng lai, những linh hồn người chết khi còn sống trên dương trần có cuộc sống thánh thiện, họ tránh những điều ác làm nhiều việc công đức giúp đời giúp người, nên khi chết đi linh hồn được phán quan luận công luận tội, thấy mang nhiều phúc hơn họa, sẽ cho lên cõi bồng lai mà hưởng phúc thọ đời đời.

Nơi cõi bồng lai, mọi linh hồn đều trở thành “thần tiên”, được sống trường thọ, hòa đồng bên nhau; ở đây không còn giai cấp kẻ giàu và người nghèo, nơi đó có vườn thượng uyển hàng ngày các vị thần tiên đến thưởng thức những vũ khúc nghê thường do Hằng Nga cùng các tiên nữ đàn ca múa hát, hay thưởng thức những bông hoa đẹp nhất trên thiên giới.

Tuy nhiên theo truyền thuyết, trên trời (Thiên) có hai địa giới rõ rệt :

- Một giới cho người tu đạo bao gồm Phật Tổ Như Lai và các vị Bồ Tát, trong Phật giáo gọi đây là miền Tây Phương cực lạc, có ngôi thứ nhất là Đấng Tạo Hóa tức Phật A Di Đà và ngôi thứ hai tức Đức Phật Thích Ca con của người từng được Phật Tổ sai xuống trần gian làm người cứu khổ cứu nạn cho chúng sinh. Và ngôi thứ ba tức Đức Phật Di Lạc sẽ hiện hữu khi ngày tận thế đổ ụp xuống con người, ngài sẽ tiếp tục cứu độ, dẫn dắt chúng sinh đi đến miền đất mới xây dựng lại loài người.

Ở Tây Phương cực lạc chỉ có những người tu hành, ăn chay như Phật Tổ Như Lai, Phật Thích Ca Mâu Ni, các vị Phật Bà Quan Thế Âm, các Đức Đạt Lai Lạt Ma, Kim Cương, La Hán, cùng Kim Đồng, Ngọc Nữ, các tăng lữ tu đắc đạo khi chết trở thành các vị Bồ Tát như Đường Tam Tạng, Tôn Ngộ Không, Trư Bát Giới, Sa Tăng, Hồng Hài Nhi…

- Còn giới tu tiên có Ngọc Hoàng Thượng Đế, Giao Trì Vương Mẫu, các vị Thần, Thánh và các chư Tiên. Ngọc Đế là vua cai trị nhà trời và cả trần gian, tổ chức như một quần thể chính quyền, có người trông coi vạn vât mang quyền hành tối đa. Những vị thần được Ngọc Hoàng Thượng Đế chỉ định theo dõi cõi trần như :

- Thiên lý nhản : có con mắt nhìn thấu xuống mỗi người trên thế gian.

- Thuận phong nhỉ : có đôi tai lắng nghe từng tiếng nói hay tiếng kêu cầu khấn xin trong nhân loại.

- Thái Thượng Lão Quân : trông coi lò luyện thuốc trường sinh bất tử, cấp cho những ai đang sống trên thượng giới; Lão Quân còn biết chiêm đoán kiết hung cho nhà trời và trong vũ trụ quan, coi thời tiết bốn mùa xoay vần trên trái đất, để sai các thần linh điều chỉnh cho kịp thời đừng gây thiên tai đến loài người.

- Những tinh tướng nhà trời có cha con Lý Tịnh, Na Tra, Thiên lôi… trông giữ thiên đình không cho các loài ma vương bén mảng đến quấy nhiễu các thần tiên đang có cuộc sống êm đềm. Thiên lôi (còn là Thần Sét) có cây búa tầm sét, chém sắt như chém bùn, có nhiệm vụ sai đâu đánh đó, thường những kẻ làm ác dưới trần gian sẽ bị “quả báo nhãn tiền”.

- Nam Tào – Bắc Đẩu : hai vị tiên ông trông coi sổ sinh và sổ tử trong nhân loại.

- Ba ông Phúc Lộc Thọ : Ban phát phúc đức, tài lộc và tuổi thọ cho mọi người.

- Long Vương : (còn gọi Thần Mưa), tuy coi về sông biển (có Hà Bá, Thủy Thần phò trợ), nhưng là giống rồng được Ngọc Đế cho ở hai nơi, thượng giới và trần gian, có nhiệm vụ làm cho mưa thuận gió hòa, cho loài người có mùa màng tươi tốt sản sinh ra lương thực để sinh sống hàng ngày.

- Mỗi năm có một vị trong Thập Nhị Hành Khiển, trông coi sự biến đổi Âm Dương – Ngũ Hành trên trái đất, nếu có thiên tai lũ lụt hạn hán phải kịp thời báo cho Ngọc Đế xin các vị thần chuyên trách trợ giúp.

- Các vị thần khác như Táo Quân, Thổ Địa lưu trú hẳn dưới trần gian, cuối năm mới lên thiên đình chầu Ngọc Đế để báo cáo nơi các vị thần đang cai quản.

- Ngoài ra các vị Thánh dưới trần gian như Thánh Mẫu, Thánh Ông… được dân chúng dưới trần thờ cúng trang nghiêm tôn kính đã hiển Thánh, cũng sống trên tiên giới. Tùy theo mỗi vị Thánh được mọi người thờ cúng nơi đâu, hàng ngày có mặt để chứng minh lời cầu khấn của mọi người để kịp thời “thưởng phúc phạt ác”.

Còn những linh hồn người chết được xem là thần dân đang sống trong vương quốc thần tiên trên thượng giới, để một ngày lại được Ngọc Đế sai Nam Tào, Bắc Đẩu ghi tên vào sổ sinh, sổ tử cho xuống trần gian đầu thai sang kiếp khác.

Còn nói đến Địa Phủ (Địa), ở đây chỉ có một giới do Diêm Vương cai quản, gồm các Quỷ Sứ, Ma Vương cùng lũ đầu trâu mặt ngựa được phân công trông coi :

- Quỷ Sứ gồm các phán quan, mỗi người trông coi một ngục, dưới Địa phủ có tất cả 10 cửa ngục lớn (Thập Điện Diêm Vương) cùng nhiều cửa ngục nhỏ nên còn gọi là 18 cửa ngục.

- Ma Vương trông coi trên dương trần, mỗi người một hướng Đông, Tây, Nam, Bắc theo ngũ hành Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, còn Thổ là trung tâm do Diêm Vương cai quản; mỗi nơi có Địa Tạng trông coi các linh hồn. Ma Vương thường phối hợp với các vị Thần ở trần gian, trông coi lũ ma cỏ quậy phá dân chúng mà bắt về giao cho các cửa địa ngục trị tội.

- Hắc Bạch vô thường (còn gọi là Tử Thần) : Hai con quỷ mặt trắng mặt đen, chuyên đi bắt linh hồn người chết về địa phủ khi sổ tử ghi đã đến ngày tới số.

- Ma là những người chết sau khi chịu tội ở 10 cửa địa ngục, chờ được đầu thai kiếp khác. Những linh hồn người chết ở nơi chôn cất và nơi thờ cúng, cũng được gọi là hồn ma.

- Cô hồn : là những linh hồn khi chết bị oan ức chết bất đắc kỳ tử, hai con quỷ Hắc Bạch Vô Thường không thấy tên trong sổ tử nên không bắt xuống địa phủ. Những linh hồn này cứ đi lang thang trên chốn dương trần vất vưỡng vô định.

Nói về 10 cửa địa ngục, ta thử tìm hiểu qua chuyện :

B/- MỤC LIÊN – THANH ĐỀ

Chúng ta thường nghe kể chuyện, Mục Liên đi tìm mẹ Thanh Đề dưới 10 cửa địa ngục, chuyện này được phóng tác từ câu chuyện cổ Ấn Độ. Nội dung như sau :

- Vào năm 560 đến 482 Trước công nguyên (Tcn), Siddhartha Gautama vị Hoàng Tử của một vương quốc nằm phía Bắc nước Ấn Độ, năm ngài 29 tuổi thấy thần dân của mình sống đói khổ vì bị các giáo sĩ Bà La Môn hành hạ, và đời sống giữa người giàu và người nghèo quá chênh lệch.

Bởi lúc bấy giờ xã hội Ấn Độ được phân làm bốn giai cấp thống trị và bị thống trị :

Bậc thứ nhất : các giáo sĩ Bà La Môn, được xem là chủ mọi người từ vua xuống đến dân, ngoài việc lo tế tự cúng bái, tiêng nói của giáo sĩ Bà La Môn sẽ quyêt định tất cả.

Bậc thứ hai : giới Lý Đế Lợi tức hàng quý tộc coi về chính trị và hành chánh (Hoàng tử Gautama sống trong hàng ngũ quý tộc, nên khó xoay chuyển được những viêc nhũng nhiễu thất nhân tâm của các giáo sĩ Bà La Môn lúc bấy giờ).

Bậc thứ ba : là Phệ Xá tức hạng người trưởng giả, giàu có, địa chủ chuyên áp bức kẻ cùng đinh.

Bậc thứ tư : tức hạng cùng đinh, những người nghèo khổ trong thiên hạ, chỉ đi làm thuê cho giới Phệ Xá. Là hạng người đông đảo nhất trong xã hội.

Hoàng tử Gautama muốn cho hạng người cùng đinh bớt nổi khổ, nên ngài muốn đi tìm ý nghĩa cuộc sống mới cho mọi người. Vì thế ngài từ bỏ ngôi vị của một Hoàng tử, bỏ cả ba người vợ và một con trai để đi tu.

Cuối cùng ngài thành Phật, sáng tạo ra triết lý Buddha (tức Phật giáo) và tự đặt cho ngài một tên mới là Sakyamuni (tức Thích Ca Mâu Ni). Từ đó ngài đi thu nhận đệ tử và truyền bá kinh Tam Tạng (gồm ba quyển Kinh tạng, Luật tạng và Luận tạng).

Khi thành Phật, tại kinh đô của Phật Thích Ca Mâu Ni có một gia đình thuộc Phệ Xá, gồm vợ chồng và một đứa con trai.

Người chồng tên Phó Quân theo Phật giáo, luôn tu tâm giữ gìn đạo đức, hay bố thí cho người cùng đinh, nên ai ai cũng nhớ ơn ông. Trái lại bọn giáo sĩ lại ghét Phó Quân ra mặt, cho rằng ông đang đánh đổ miếng cơm manh áo bọn chúng.

Trái với chồng, bà Thanh Đề thuộc loại người ích kỷ thích hưởng thụ, làm chủ nhân mọi người, bà đi theo bọn giáo sĩ nên không muốn bố thí cho một ai, và còn hành hạ bọn người cùng đinh không thể ngóc đầu lên nổi sau một ngày làm việc cật lực.

Người con trai tên Mục Liên, càng lớn anh ta nhận thấy tính nết và cách sống của cha mẹ, người cha phúc đức nhân hậu còn người mẹ quá ác độc hà khắc. Mục Liên theo ý hướng của cha, anh cũng nhân từ hay bố thí cho người nghèo và sống theo triết lý nhà Phât, luôn luôn can gián mẹ bớt làm điều thất nhân tâm, đừng vào hùa cùng bọn giáo sĩ bắt nạt mọi người.

Thấy gia đình Phó Quân mọi người đi theo Phật hết, chỉ trừ bà Thanh Đề nên bọn giáo sĩ quyết nhổ cái gai Phó Quân ở trước mắt, ông thuộc giới Phệ Xá mà đi giúp đỡ đám cùng đinh hạ cấp sau trở thành tiền lệ cho giới Phệ Xá noi thoi. Bp5n giáo sĩ Bà La Môn liền sắp đặt cách giết Phó Quân rồi đổ cho bọn người cùng đinh đã giết hại ông để cướp của.

Khi cha mất, Mục Liên để tang cho cha đủ ba năm rồi bàn với mẹ Thanh Đề, phân chia tài sản làm ba phần, môt phần cho những người làm công và công đức cúng dường cho các chùa chiền, môt phần cho mẹ, còn phần của anh dùng đi buôn kiếm sống nuôi mẹ về sau.

Thanh Đề dù sao cũng là mẹ của Mục Liên, bà thương con không muốn Mục Liên chịu khổ cực nên can ngăn anh ở lại, vì bà vẫn muốn nuôi bọn người cùng đinh làm ra của cải như lúc Phó Quân còn sống. Nhưng Mục Liên nhất quyết ra đi, vì anh không muốn thấy bọn giáo sĩ hàng ngày đến nhà thăm mẹ bằng những lời phỉnh nịnh sau đó tổ chức tiệc tùng.

Khi Mục Liên ra đi, bà Thanh Đề với hai phần ba tài sản nắm giữ, vì bà chẳng cho ai mà cũng chẳng cúng dường cho chùa nào, lại nghe lời bọn giáo sĩ, hàng ngày thết tiệc cho chúng ăn uống no say.

Chỉ trong một thời gian ngắn tiền của cứ cạn dần, do bà không chịu làm ăn buôn bán, ngày ngày mở tiệc mời bọn giáo sĩ đến ăn uống no say. Khi thấy bà Thanh Đề đã hết tiền, nhà cửa cũng cầm cố, bọn giáo sĩ không thèm nhìn bà ta nữa. Còn những người cùng đinh nhớ ơn xưa của Phó Quân và Mục Liên, nên thường đến giúp đỡ bà Thanh Đề làm không lấy công, còn khuyên bà sớm giác ngộ đi chùa sám hối, lo tu tâm tích đức để khi chết được lên cõi niết bàn như Phật Thích Ca Mâu Ni.

Thanh Đề nghe nói khi “cúng dường” cho các chùa chiền sẽ được hưởng phước lôc, nên bà đi mua gạo nếp về làm bánh dâng cho các sư sãi. Tuy nhiên người đến chùa thuộc nhiều giai cấp trừ bọn giáo sĩ Bà La Môn, họ đem đến dâng cho các tăng lữ nhiều thức ăn hơn bà, ngon hơn bánh của bà. Cho nên các tăng lữ chỉ thích nhận của họ hơn là nhận của bà ta.

Quá tự ti mặc cảm, bởi ngày trước bà Thanh Đề từng là Phệ Xá giàu có, ai cũng muốn kết thân, nay vừa mới khó khăn chẳng ai ngó ngàng đến, Thanh Đề nghĩ các tăng lữ này quá “trọng phú khinh bần”, nên rất căm giận quyết tâm trả thù.

Về nhà bà Thanh Đề bán hết số vật dụng quý giá còn để lại để có một số tiền to, lại được bọn giáo sĩ đến vấn kế hạ nhục các tăng lữ, cả bọn liền làm một món bánh có nhân thịt chó trộn với mật ong. Rồi mời các tăng lữ đến lập đàn trai tăng, cầu siêu cho Phó Quân, sau đó đem bánh nhân thịt chó ra mời các tăng lữ ăn.

Các tăng lữ theo phái Nam Tông bên người lúc nào cũng mang theo bình bát, phái Bắc Tông mặc áo thụng có cổ tay áo rộng, những thứ các tăng lữ dùng đựng của “cúng dường” mà bá tánh cho vào đó. Biết bà Thanh Đề cho họ ăn bánh có nhân thịt chó, nên các tăng lữ đã tráo bánh chay từ trong bình bát và cổ tay áo ra ăn, còn bánh nhân thịt chó lại bỏ vào trong người.

Đến khi về nửa đường các tăng lữ mới bỏ những cái bánh nhân thịt chó xuống bên đường. Từ đó mọc lên những cây hành, hẹ, tiêu, tỏi. Vì thế đến bây giờ giới tu sĩ Phật giáo không ăn những thứ gia vị nói trên, có lẽ họ nhớ đến món bánh thịt chó của bà Thanh Đề đã dâng cúng.

Còn bà Thanh Đề cùng bọn giáo sĩ rất khoái trá tưởng mưu kế trả thù của bọn họ thành công, nên đi rêu rao khắp nơi giới tăng lữ Phật giáo phá giới ăn mặn, ăn cả thịt chó thay đồ chay.

Cũng trong ngày hôm đó Mục Liên từ xa về đến nhà, thấy mẹ mình biết sám hối mời tu sĩ đến nhà lập đàn trai tăng cầu siêu cho cha, anh liền quỳ xuống lạy mẹ cám ơn. Nhưng có người hàng xóm nói nhỏ với Mục Liên về mục đích của mẹ anh khi lập đàn trai tăng, muốn cho các tăng lữ ăn phải thịt chó để rửa nhục đã khinh thường bà ta. Nghe tin này khiến Mục Liên đâm ngất xỉu, lúc tỉnh người anh mới hỏi mẹ những chuyện bà đã gây ra trong những năm anh vắng nhà, bà Thanh Đề liền thề thốt ngay với con :

- Nghe theo lời con nói, mẹ luôn kính tăng, thường ngày đi chùa cúng dường Tam Bảo. Làm gì có chuyện cho các tăng lữ ăn thịt chó. Nếu mẹ nói dối thì mẹ sẽ lâm bệnh mà chết ngay, linh hồn sẽ bị đày xuống các tầng địa ngục chịu mọi sự quả báo !

Lời nguyền của bà Thanh Đề liền được báo ứng, hôm sau bà ngã bệnh, thuốc thang chạy chữa bao nhiêu cũng không hết bệnh, và chỉ sau bảy ngày bà Thanh Đề qua đời.

Lúc bà Thanh Đề hấp hối, Mục Liên nhìn thấy rõ bọn quỷ sứ dẫn theo con chó đến lôi kéo, chân tay mẹ anh bị cùm xích, cùng linh hồn đi ra khỏi cõi dương trần. Mục Liên biết mẹ anh đã vướng vào lời thề hôm nào, nên trong lòng muốn “hồi hướng” cho mẹ. Mục Liên liền bán hết tài sản đem đến chùa cúng dường sám hối cho mẹ để mong bà sớm được siêu thoát, còn anh xuất gia tu hành để ngày ngày kinh kệ cầu xin cho mẹ sớm được siêu thoát đầu thai.

Sau ba năm Mục Liên trở thành một Sa di được mọi người tôn kính, anh muốn xuống Diêm phủ viếng thăm cha mẹ, nên lập đàn Mông Sơn đi tìm. Mục Liên ngồi nhập định, dùng phép thần thông phân thân đi đến cửa “Quỷ Môn” trình báo với Quỷ Vương gác cổng rằng :

- Tôi được Phật Tổ phong làm Sa di, nay vì thương nhớ cha mẹ nên muốn xuống địa ngục để thăm hỏi.

Quỷ Vương coi Quỷ môn, biết Mục Liên là người xuất gia tu hành, xem sổ tử không thấy có tên tức chưa tới số chết, nên rất kính trọng, liền đưa Mục Liên đi đến các cửa ngục tìm cha mẹ.

Qua hết 10 cửa địa ngục, Mục Liên chứng kiến được tất cả những ai làm ác trên dương thế sẽ nhận hậu quả ra sao, qua lời giải thích của Quỷ Vương :

Cửa ngục thứ nhất tên NHÂN QUAN : người bị móc mắt, kẻ bị chặt chân, chặt tay hay bị xẻo lỗ tai, lỗ mũi. Lý do : trên trần gian những người này từng lừa thầy phản bạn, thích dọa nạt mọi người. Thấy chuyện bất bình mắt vẫn làm ngơ, nghe chuyện hại nhau mà cứ như người điếc. Còn là bọn trộm cắp lấy tiền ăn xài.

Cửa ngục thứ hai tên XẢO MINH : các tội nhân đều bị treo ngược đầu xuống đất, tóc bị dầu chai đốt cháy. Người bị bọn ngưu đầu mã diện moi tim, người bị treo đập đầu vào vách đá. Lý do : khi còn sống thuộc hạng gian manh, thường vong ơn bội nghĩa. Có tiền thường hách dịch sai khiến những người nghèo khổ không tiền làm điều xằng bậy.

Cửa ngục thứ ba tên BÁC HOẠCH : trong đó thân thể mọi người tan nát, xương thịt ngổn ngang, máu me dầm dề. Cứ phải chết đi sống lại chịu hình phạt như thế mỗi ngày. Lý do : Không tin có quả báo trong trời đất, nên giết người không gớm tay, gây ra nhiều trận chiến đẫm máu làm chết nhiều người vô tội.

Cửa ngục thứ tư tên KIẾM THỤ ĐAO SƠN : mọi người đều ngôi trên cao chà người vào lưỡi gươm bén, làm thân thể cứ đứt lìa xương cốt, rả rời xuống sàn, ai không làm bọn quỷ sứ đánh đập không nương tay. Lý do : bọn này là người mua kẻ bán thịt thú rừng để ăn nhậu, vì cho rằng động vật càng hiếm ăn vào càng bổ dưỡng, bây giờ tùng xẻo từng đốt xương để thấy khi chúng giết thú rừng, bọn động vật đã đau đớn ra sao.

Cửa ngục thứ năm tên KHÔI HÀ NGỤC : bên trong có hơi nóng phà ra hừng hực, các tội nhân toàn thân đang bị lửa đốt cháy. Lý do : mang tội cố sát, kéo bè kéo cánh làm thứ “ông trời con” không xem ai ra gì, hay ra tay hà hiếp dân lành.

Cửa ngục thứ sáu tên ĐỒNG TRỤ : tất cả tội nhân phải ôm cây cột đồng đỏ lửa nên thân thể bốc cháy, lửa khói ngùn ngụt bên người. Lý do : Đây là bọn cậy quyền ỷ thế đọa đày người dân, thường ăn không nói có, tham nhũng, nhận hối lộ v.v…

Cửa ngục thứ bảy tên HÀN BĂNG : trong ngục lạnh giá hơn băng tuyết, các tội nhân trần truồng, da thịt nứt nẻ, máu rướm ra đóng thành nước đá đỏ lè. Lý do : khi sống bọn chúng hưởng phước giàu sang phú quý, ỷ có tiền của nên mắng chửi những kẻ cơ hàn nghèo khổ. Trời nóng lạnh vẫn sai kẻ cùng đinh làm việc vất vả mà không đoái hoài công xá.

Cửa ngực thứ tám tên HẮC ÁM : ngục thất hoàn toàn tối đen như mực, tội nhân luôn bị ma quỷ hiện ra quấy phá làm thần kinh hoảng loạn đến điên khùng. Thấy ngục Hắc ám tuy nhẹ nhưng thật ra nơi đây nhốt bọn không biết trắng đen, phải quấy, đúng sai. Đây còn gọi là U Minh ngục, tội nhân tuy sống trên đời không làm điều ác nhưng đầu óc u mê, tăm tối.

Cửa ngục thứ chín tên CANH THIỆT NGỤC : tội nhân bị lưỡi câu sắt móc cái lưỡi kéo dài ra cả thước, rồi làm trâu đi cày. Lý do : bọn tội nhân khi sống thường dẽo lưỡi, thêu dệt mọi chuyện hòng đem tư lợi về cho cá nhân, sống dối trá, nịnh hót. Nay phải kéo dài cái lưỡi của chúng mới đúng tội.

Cửa ngục thứ mười tên CAO TƯỜNG : có vách sắt dày cộm, tường cao trăm mét, lưới giăng kín bốn bề. Bên trong có bốn con chó đồng miệng khạc ra lửa, gầm thét đến đinh tai nát óc. Mục Liên chỉ nghe Quỷ Vương cho biết, tội nhân ở đây khi sống không biết tự do là gì, luôn bắt kẻ hầu hạ ở trong nhà không cho thấy ánh mặt trời, còn chửi mắng xa xả mỗi ngày. Bây giờ vào đây để sống với khung cảnh như ở trần gian.

Qua hết 10 cửa ngục Mục Liên không thấy Thanh Đề ở trong cửa ngục nào, còn Phó Quân không có dưới đây, khi chết ông có số lên cõi niết bàn sống bên Phật Tổ. Trên đường tìm mẹ, Mục Liên mới biết dưới địa phủ có tất cả 18 ngục thất, bọn tăng lữ “trọng phú khinh bần” cũng có mặt chịu tội, không được sống trong thế giới Phật trên cõi niết bàn.

Mục Liên còn nghe nói có ngục toàn lũ ma đói, đầu to như đầu trâu, bụng to như cái trống chầu, nhưng cổ chỉ nhỏ bằng cây tăm. Hình thù xấu xí không được ăn uống, khi nói toàn ra lửa.

Quỷ Vương cho biết, bọn tội nhân này khi sống có của dư đem giấu kỹ, để cha mẹ đói khổ không đoái hoài đến. Còn chê người làm phước là ngu đần không biết tích lũy phòng thân. Nên chịu tội bị bỏ đói.

Khi nghe Mục Liên nói không tìm thấy mẹ, Quỷ Vương liền lục sổ tìm giúp, mới hay bà Thanh Đề vướng phải nghiệp chướng quá nặng, bị đày vào ngục không được đầu thai đi kiếp khác, đời đời chịu hình phạt dưới Âm ty, hàng ngày bà phải ngồi bàn chông, đội máu tươi trên đầu, có lúc bị đưa vào chảo dầu sôi; hay vào cối đá xay thịt, vì lúc sống bà bôi bác tôn giáo, cho các nhà sư dùng thịt chó thay món chay, ức hiếp người bần hàn, khi có tiền phung phí nên có cả trăm tội phải chịu sự trừng phạt.

Mục Liên muốn được thăm mẹ nhưng Quỷ Vương cho biết, ngoài 10 cửa nục mà Mục Liên đã đi qua có thể vào thăm, vì các tội nhân này có thể xét cho đi đầu thai, tùy theo tội nặng nhẹ để làm người hay làm thú vật chuộc lại lỗi lầm trong kiếp trước. Còn những cửa ngục khác phải có lệnh của Diêm Vương mới được ghé qua, như tội của bà Thanh Đề đời đời chịu hình phạt dưới Diêm phủ.

Qua chuyên Mục Liên – Thanh Đề, cho thấy mọi việc ác dù nhỏ khi xuống dưới âm ty địa phủ đều phải chịu những hình phạt nặng nề, bởi không ai qua mắt được Thiên Lý Nhãn hay lời nói lọt khỏi tai Thuận Phong Nhĩ. Mọi việc được báo cho Ngọc Đế quyết định cho Nam Tào – Bắc Đẩu có rũ sổ sớm muộn hay không.

Theo thuyết, khi sống nam nhân có bảy vía còn nữ nhân có chín vía, khi chết chỉ còn Hồn và Phách.

Hồn tức linh hồn được phân làm ba, một ở nơi chôn cất, một ở nơi được thờ cúng và một xuống địa phủ chịu tội hay lên cõi bồng lai hưởng phúc thọ.

Khi đã có truyền thuyết như thế, mọi người tin rằng “người chết vẫn sống” bên cạnh họ. Nên ngoài việc cúng bái cho vong linh, có người còn “cầu thần nhập xác” để chuyện trò (lên đồng, cầu hồn)…

SimPhongThuy.Vn

 

>>>>Xem phong thủy số điện thoại đang dùng bằng cách kiểm tra phong thủy sim <<<

Thúy Hằng

Tác giả: Thúy Hằng

Lần đầu tiên Thúy Hằng tiếp xúc với phong thủy khi còn là sinh viên, khi đó cô bị thu hút bởi những kiến thức huyền bí và uyên thâm về bộ môn này. Sau đó, cô dành nhiều năm để nghiên cứu và tìm hiểu phong thủy từ các sách vở, tài liệu và tham gia các khóa học chuyên sâu. Với sự nỗ lực và ham học hỏi, Thúy Hằng đã trở thành một người có kinh nghiệm phong thủy uy tín. Cô có kiến thức sâu rộng về các lĩnh vực phong thủy khác nhau như: phong thủy nhà ở, phong thủy văn phòng, phong thủy tâm linh...

Nếu quý bạn muốn kích công danh, sự nghiệp, tài vận, gia đạo, tình duyên hay giải hạn, bạn có thể chọn sim phong thủy trong kho sim phong thủy hợp từng công việc sau đây:

Phong thủy Tạp luận

Đánh giá: Star Star Star Star Star
Mô tả:

Sắp xếp Cửu tinh vào tinh bàn còn gọi là an sao hạ quẻ, đó là phương pháp quan trọng nhất của Huyền Không học. Xem chi tiết phương pháp này ngay tại đây.

Đánh giá: Star Star Star Star Star
Mô tả:

Dựa vào Ngũ hành diễn giải Ngũ hành thân chủ, Tứ trụ bản mệnh, Ngũ hành dãy số qua hai nguyên lý cơ bản Tương sinh và Tương khắc nhằm giúp quý bạn dễ dàng chọn lựa dãy số hợp mệnh.

Đánh giá: Star Star Star Star Star
Mô tả:

64 quẻ Kinh Dịch được tạo thành từ sự kết hợp của 8 quẻ Càn, Đoài, Ly, Chấn, Tốn, Khảm, Cấn, Khôn mang ý nghĩa tốt có, xấu có; giúp tiên đoán tương lai gần theo nguyên tắc âm dương giao cảm. 

Đánh giá: Star Star Star Star Star
Mô tả:

Mỗi con số đều ẩn chứa những ý nghĩa tốt xấu riêng theo cách luận số. Khám phá ngay ý nghĩa từng con số và các cặp số đẹp theo quan niệm dân gian ngay tại đây.

Hotline Sim phong thủy
Zalo Sim phong thủy
Messenger Sim phong thủy
Close