Skip to content

Du niên là gì? Xác định bát biến du niên

luận phong thủy sim

(Vui lòng nhập đúng định dạng số sim)

Du niên là sự biến đổi của từng quẻ quái trong Bát quái (Bát biến du niên). Sự biến đổi này dựa trên sự thay đổi của các hào trong quẻ, dựa trên sự tuần hoàn của bốn phương tám hướng của Lạc Thư.

Trong cuộc sống, đôi khi bạn đã nghe đến cụm từ Du niên. Đây là một khái niệm được nhắc đến nhiều trong phong thuỷ. Tuy nhiên không phải ai cũng biết được chính xác du niên là gì, xác định như thế nào hay cách áp dụng chúng vào cuộc sống. Để tìm hiểu được rõ tường tận các thắc mắc trên, mời quý bạn theo dõi bài viết sau đây của chúng tôi.

1. Du niên là gì?

Du niên là từ viết tắt của Bát biến du niên, có nghĩa là sự biến đổi của từng quẻ quái (Bát quái) bằng cách thay đổi các hào (hào hạ, hào trung và hào thượng) theo sự tuần hoàn trên bốn phương, tám hướng của Lạc Thư.

Một số đơn vị cho rằng “Du niên là việc di chuyển theo năm” dựa trên lý giải khiên cưỡng nghĩa Hán Việt của hai từ Du (đi), niên (năm) là không thực sự chính xác bản chất của thuật ngữ này.

Dựa trên 9 số của Lạc thư (bảng Ma phương - cơ sở của dịch học) phối hợp với trật tự của Hậu thiên bát quái là:

- Càn cung số 6; Khảm cung số 1; Cấn cung số 8; Chấn cung số 3

- Tốn cung số 4; Ly cung số 9; Khôn cung số 2; Đoài cung số 7

- Riêng đối với Trung cung là số 5 sẽ dựa trên giới tính (nam và nữ) để suy biến:

+ Nếu là nữ thì là quẻ Cấn (thuộc dương Thổ) tức số 8

+ Nếu là nam thì là quẻ khôn (âm Thổ) tức số 2

Như vậy 9 số ma phương thì không có số 0 và số 5 thì phải dựa vào Âm (nữ) hay dương (nam) mới xác định được quẻ quái.

Du niên là gì?

 

2. Cách xác bát biến định du niên như thế nào?

Mỗi quẻ đều có thể biến đổi thành 7 quẻ khác, lần biến đổi thứ 8 thì trở lại nguyên trạng ban đầu (Phục vị). 

Bát biến của Bát quái hậu thiên bao gồm:

2.1. Nhất biến thượng: Sinh khí

Nhất biến là các quẻ quái thay đổi hào thượng (hào Âm thành hào Dương và ngược lại). Tám quẻ chia thành bốn cặp quẻ đồng hành hoặc tương sinh. Vì quan hệ các quẻ sinh ra do biến đổi đều là đồng hành, tương sinh nên lần biến đầu tiên được gọi là Sinh Khí

Cặp Càn - Đoài: Càn (Dương Kim) biến thành Đoài (Âm Kim), Đoài Biến thành Càn, hai quẻ này đều là hành Kim, một âm một dương biến đổi cho nhau, bổ trợ, đồng hành cùng nhau.

Cặp Càn - Đoài trong sinh Khí

 

Cặp Ly - Chấn: Ly (Hỏa) biến thành Chấn (Mộc), Chấn biến thành Ly. Mộc sinh Hỏa nên 2 quẻ này là tương sinh

Cặp Ly - Chấn trong sinh Khí

 

Tương tự như vậy, các cặp còn lại sẽ là:

Cặp Tốn - Khảm: Tốn (Âm Mộc) biến thành Khảm (Dương Thủy) và ngược lại

Cặp Tốn - Khảm

Cặp Cấn - Khôn: Cấn (Dương Thổ) biến thành Khôn (âm Thổ) và ngược lại

Cặp Cấn - Khôn

2.2. Nhị biến trung: Ngũ quỷ

Nhị biến là việc biến đổi qua 2 lần, lần 1 biến hào thượng, lần 2 biến hào hạ. Lần biến này các quẻ được biến đổi thành xung khắc với quẻ dịch ban đầu, chủ thể không hòa hợp, bị quấy nhiễu không yên nên gọi là Ngũ quỷ.

Cặp Càn - Chấn: Càn (Dương Kim) biến ra Chấn (mộc). Kim khắc Mộc nên Xung khắc, bất ổn.

Càn - Chấn

 

 

Cặp Đoài - Ly: Đoài là Kim, Ly là Hỏa, tức cái được biến ra làm hại chính bản thân. Rất xấu.

Cặp Tốn - Khôn: Tốn thuộc Mộc, Khôn thuộc Thổ. Mộc khắc Thổ nên quan hệ này là Khắc xuất

Cặp Khảm - Cấn: Khảm thuộc Thủy, Cấn thuộc Thổ. Khắc này là khắc nhập, rất xấu với chủ thể

2.3. Tam biến Hạ: Diên niên

Tam biến là việc biến đổi 3 lần liên tiếp, lần 1 biến hào thượng, lần 2 biến hào trung, lần 3 biến hào hạ. Từ quẻ quái ban đầu sinh ra quẻ mới có các quan hệ tương sinh, đồng hành, tương hỗ để chế ngự cái thái quá của nhau nên gọi chung là Diên niên. 

Cặp Càn - Khôn

 

Cặp Càn - Khôn
 

Cặp Đoài - Cấn

Cặp Đoài - Cấn
 

Cặp Chấn - Tốn

 

Cặp Chấn - Tốn
 

Cặp Ly - Khảm

Cặp Ly - Khảm

 

2.4. Tứ biến trung: Lục sát

Tứ biến là việc biến đổi 4 lần liên tiếp: lần 1 biến hào thượng, lần 2 biến hào trung, lần 3 biến hào hạ, lần thứ 4 biến hào trung (hào trung biến lần thứ 2). 4 lần biến đổi liên tiếp này tạo ra các quẻ hoặc sinh xuất hoặc khắc nhập, cả 2 trường hợp này đều làm hao tổn khí lực của quẻ gốc nên gọi là Lục sát (hoặc còn có tên gọi khác là Du hồn)

2.5. Ngũ biến thượng: Họa hại

Ngũ biến là việc biến đổi 5 lần liên tiếp,  lần 1 biến hào thượng, lần 2 biến hào trung, lần 3 biến hào hạ, lần thứ 4 biến hào trung (hào trung biến lần thứ 2), lần thứ 5 biến hào thượng (lần thứ 2). Lần biến đổi này tạo ra các quẻ khi tương sinh, khi xung khắc nhưng đều có hại cho chủ thể nên gọi là Họa hại

2.6. Lục biến trung: Thiên y

Lục biến là việc biến đổi 6 lần liên tiếp của các hào, trong đó 5 lần đầu tiên như ngũ biến thượng và lần thứ 6 hào trung biến lần thứ 3. Lần thứ 6 này tạo ra các cặp quẻ tương sinh, rất tốt nên được gọi là Thiên y.

2.7. Thất biến hạ: Tuyệt mệnh

Thất biến là lần biến đổi thứ 6 (lục biến trung) và thêm 1 lần biến thứ 7 của hào hạ. Lần biến này tạo ra các quẻ xung khắc, làm hại chủ thể cũng như làm thay đổi hình dạng ban đầu chủ thể nên gọi là Tuyệt mệnh (rất xấu). 

2.8. Bát biến trung: Phục vị

Bát biến là lần biến đổi cuối cùng sau thất biến, tới bát biến, hào trung thay đổi khiến tất cả các quẻ quay trở về trạng thái ban đầu nên được đặt là Phục vị (còn có tên gọi khác là Quy hồn)

3. Bát biến du niên được áp dụng vào những lĩnh vực gì?

Bát biến du niên được sử dụng phổ biến và là cơ sở quan trọng trong hai nhóm chính là Xem tuổi hợp và phong thủy hướng (hướng nhà ở, văn phòng…), theo đó:

- Từ năm sinh (theo tuổi can chi) thì xác định ra được mệnh niên và quái mệnh, trong đó quái mệnh (bát quái) được chia thành 2 nhóm:

+ Đông tứ mệnh (hay còn gọi là Đông tứ trạch) là những người có quái mệnh thuộc các quái: Ly (Hỏa - Chính nam); Khảm (Thủy - Chính bắc); Chấn (Mộc - chính Đông); Tốn (Đông nam)

+ Tây tứ mệnh (hay còn gọi là Tây tứ trạch) là những người có quái mệnh thuộc các quái: Càn (Tây bắc); Khôn (Tây nam); Cấn (Đông bắc); Đoài (Kim - Chính Tây)

- Khi xem tuổi hợp: căn cứ vào các cặp quái mệnh của tuổi để xét xem thuộc biến thứ mấy trong bát biến để từ đó xét sự hợp khắc của 2 tuổi được xem.

- Khi xem phong thủy hướng: Do bát quái đồ của Hậu thiên đã xác định được từng quái trấn giữ phương nào, vì vậy, Kết hợp giữa quái mệnh với trạch quái (quái khí trấn từng phương) rồi xét xem quan hệ đó theo du niên là gì để luận hướng tốt hay xấu.

Ví dụ: Nam mệnh sinh năm 1990 - Canh Ngọ

Từ niên mệnh Canh Ngọ xác định được Quái mệnh là Khảm (hành Thủy - cung 1) thuộc Đông tứ trạch. Các hướng tốt sẽ là:

- Hướng chính Bắc (Khảm): Khảm với Khảm là Phục vị

- Hướng Đông Nam (Tốn): Khảm với Tốn là Sinh khí

- Hướng chính Đông (Chấn): Khảm với Chấn là Thiên Y

- Hướng chính Nam (Ly): Khảm với Ly là Diên niên

Tương tự các hướng xấu là: Tây Bắc (Lục Sát); Đông Bắc (Ngũ Quỷ); Tây Nam (Tuyệt Mệnh); Tây (Hoạ Hại)

4. Hạn chế khi sử dụng bát biến du niên vào luận giải sim

Một số đơn vị đưa bát biến du niên vào luận giải sim, phương pháp này dựa trên việc gán ghép khiên cưỡng các cung số của trạch quái:

Quái

Đông tứ trạch

Tây tứ trạch

Ly

Khảm

Chấn

Tốn

Càn

Khôn

Cấn

Đoài

Số Lạc thư

9

1

3

4

6

2

8

7

 

Theo đó, mỗi cặp số sim sẽ được luận tương ứng với ý nghĩa của các cặp quái của Bát biến du niên. Ví dụ: Cặp 99 được gắn với cặp quẻ Ly - Ly và luận ý nghĩa cặp số này là Phục vị; hay cặp 79 (và 97) được gán với cặp quẻ Đoài - Ly và luận ý nghĩa cặp số là Ngũ quỷ.

Việc luận giải này ẩn chứa một số sai sót (do chưa hiểu hết bản chất, ý nghĩa của Bát biến du niên), bao gồm:

- Thứ nhất:

Dựa trên 9 số của Lạc thư (bảng Ma phương - cơ sở của dịch học) phối hợp với trật tự của Hậu thiên bát quái là:

+ Càn cung số 6; Khảm cung số 1; Cấn cung số 8; Chấn cung số 3

+ Tốn cung số 4; Ly cung số 9; Khôn cung số 2; Đoài cung số 7

Riêng đối với Trung cung là số 5 sẽ dựa trên giới tính (nam và nữ) để suy biến:

+ Nếu là nữ thì là quẻ Cấn (thuộc dương Thổ) tức số 8

+ Nếu là nam thì là quẻ khôn (âm Thổ) tức số 2

Vì vậy, 9 số ma phương của Lạc thư thì không có số 0 và số 5 thì phải dựa vào Âm (nữ) hay dương (nam) mới xác định được quẻ quái. Và vì vậy, nếu theo phương thức gán ghép từng con số với quẻ quái trên thì số 0 và số 5 sẽ không thuộc bất cứ quái nào. Dẫn tới các cặp số có 0 và 5 (ví dụ 00; 55; 05; 06; 15…) sẽ không thể luận giải được do không có cặp quẻ tương ứng với bất kỳ du niên nào. 

- Thứ hai:

Bất kỳ số sim nào cũng bắt đầu bằng số 0, do vậy việc sử dụng phương pháp luận này sẽ phải bỏ qua một vài cặp số của bất kỳ số sim nào. Hay nói chính xác hơn, chỉ xem xét được một phần của dãy số chứ không đánh giá được tổng hòa, sự tương tác giữa các số trong nội tại sim, chưa kể những cặp số ngược nhau vì dụ 26 hay 62 thì chỉ có chung một ý nghĩa. Cặp số 00 và 55 nhìn qua thì theo nguyên tắc quẻ giống nhau thì có nghĩa là Phục vị nhưng thật ra không phải vì nó không tương ứng với quái nào trong Bát quái.

Do những hạn chế của việc sử dụng Bát biến du niên vào luận giải mà chúng tôi không sử dụng tiêu chí này cũng như khuyến cáo khách hàng, các cá nhân hoặc đơn vị cân nhắc khi sử dụng yếu tố này trong nghiệm lý, luận giải cát hung phong thủy sim.

 

Qua qua bài viết này, quý bạn có thể nắm bắt được du niên là gì, cách xác định bát biến du niên và áp dụng của chúng vào trong cuộc sống. Hy vọng với những thông tin trên, quý bạn có thể hiểu rõ hơn về khía cạnh này và áp dụng được chúng vào trong cuộc sống.

Hotline Sim phong thủy
Zalo Sim phong thủy
Messenger Sim phong thủy
Close