Skip to content

Tam Nguyên Cửu Vận là gì?

luận phong thủy sim

(Vui lòng nhập đúng định dạng số sim)

Tam Nguyên Cửu Vận có chu kỳ 180 năm, tương đương 3 vòng Giáp Tý - Quý Hợi. Tam Nguyên gồm Thượng Nguyên, Trung Nguyên, Hạ Nguyên (mỗi nguyên 60 năm). Một Nguyên có 3 tiểu vận (mỗi vận 20 năm). Mỗi vận do một chính tinh cai quản.

Tam Nguyên Cửu Vận là một thuật ngữ trong phong thuỷ Huyền Không. Đây là khái niệm chỉ khoảng thời gian, cùng với Lạc Thư, Lường Thiên Xích tạo nên nền móng cho Huyền Không Học. Vậy chính xác khái niệm này là gì, ứng dụng của nó như thế nào? Quý bạn hãy cùng simphongthuy.vn chúng tôi giải đáp ngay qua bài viết dưới đây.

1. Tam Nguyên Cửu Vận là gì?

Đây là hệ tọa độ thời gian cổ có tính chu kỳ, mỗi chu kỳ tương đương 3 vòng Giáp Tý - Quý Hợi (Tam nguyên).

Mỗi vòng Giáp Tý - Quý Hợi là một Nguyên (tương đương 60 năm), mỗi một Nguyên lại chia làm ba Tiểu vận (mỗi Tiểu vận tương đương 20 năm), do đó Tam nguyên có chu kỳ 180 năm tương đương với 3 nguyên và 9 vận (Tam nguyên và Cửu vận là vậy), trong đó:

- Thượng Nguyên: Vòng Giáp Tý đầu tiên gồm các tiểu vận là Nhất Bạch, Nhị Hắc, Tam Bích

- Trung Nguyên: Vòng Giáp Tý thứ hai gồm các tiểu vận là Tứ Lục, Ngũ Hoàng, Lục Bạch

- Hạ Nguyên: Vòng Giáp Tý thứ ba gồm các tiểu vận Thất Xích, Bát Bạch và Cửu Tử

1.1 Nguồn gốc của Tam Nguyên Cửu Vận

Thất Tinh hợp Bích - Thất Diệu tề nguyên

Cổ nhân đã phát hiện ra tính chu kỳ trong sự vận động của vạn vật, lấy vòng tuần hoàn Giáp Tý - Quý Hợi để làm thước đo cho quy chiếu thời gian. Khởi đầu của lịch can chi (năm Giáp Tý đầu tiên, tức năm mà năm, tháng, ngày, giờ đều bắt đầu từ Giáp Tý) là thời điểm mà cả bảy Hành tinh lớn (Thất Tinh) là Mặt Trời, Mặt Trăng, sao Kim, sao Mộc, sao Hỏa, sao Thủy và sao Thổ đều nằm trên một đường thẳng (Thất Tinh hợp bích) làm năm bắt đầu.

Do Âm lịch vừa phải tính theo chu kỳ của mặt trăng (mỗi chu kỳ 29,5 ngày) nên nếu mỗi năm trung bình có 6 tháng thiếu và 6 tháng đủ thì một năm âm lịch chỉ có 354 ngày. Vì vậy, cứ cách 5 năm thì phải có 2 năm nhuận - Tức thêm tháng 13 - Tuy nhiên, cho  một chu kỳ 60 năm thì mỗi năm cũng mới chỉ đạt được 365,25 ngày. Điều đó có nghĩa nếu muốn bù đủ mỗi năm có 365 ngày thì cần phải có 3 vòng Giáp Tý (tương đương 180 năm) mới điều chỉnh được sai số trên. 

Lấy Hướng Chính Bắc có sao Bắc Cực - Ngôi sao hầu như đứng yên trên bầu trời để xác định được trục Bắc - Nam. Lấy điểm chính Bắc đó làm Cung Khảm (số 1) - Nhất Bạch Thủy Tinh của Hà Đồ, nó tương ứng với thời điểm Đông Chí là thời điểm khởi đầu cho mỗi chu kỳ Tam Nguyên Cửu Vận.

tam nguyên cửu vận

Luận theo nguyên lý này thì năm 2024 thuộc hạ nguyên vận 9 của một Tam Nguyên bắt đầu từ năm 1864. Mỗi Tiểu vận và mỗi Nguyên lại có một Trường khí chi phối, trường khí đó tuân theo quy luật của Cửu cung Lạc Thư và Tượng số của Hậu Thiên Bát Quái. Việc thăng giáng của Cửu cung trong Lạc Thư được gọi là Cửu cung Phi tinh.

1.2. Phép vận khí cửu tinh

a. Hoạt hóa cửu tinh

Cửu tinh được sắp xếp tương ứng với Cửu cung tương ứng với các số của Lạc Thư tạo thành Cửu tinh cơ sở “Ngũ hoàng Thổ tinh”

cửu tinh đồ pháp

Vị trí các quẻ theo trật tự Hậu Thiên cùng với Ngũ hành (Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ) như trong Dịch học cổ, tuy nhiên về màu sắc các cung số đã hoạt hóa thành:

- Cung Khảm (Thủy) tương ứng với số 1 là: Nhất Bạch - Thủy Tinh, hướng Chính Bắc, màu Trắng.

- Cung Khôn (Âm Thổ) tương ứng với số 2: Nhị Hắc - Thổ Tinh, hướng Tây Nam, màu đen

- Cung Chấn (Dương Mộc) tương ứng với số 3: Tam Bích - Mộc Tinh, hướng chính Đông, màu xanh lá

- Cung Tốn (Âm Mộc) tương ứng với số 4: Tứ lục - Mộc Tinh, hướng Đông Nam, màu xanh lam

- Trung Cung - ở chính giữa (Thổ) tương ứng với số 5: Ngũ hoàng Thổ Tinh tương ứng với - Cung Khôn ở Tây Nam (Âm Thổ) hoặc Cung Cấn ở Đông Bắc (Dương Thổ). 

- Cung Càn (Dương Kim) tương ứng với số 6: Lục Bạch - Kim Tinh, hướng Tây Bắc, màu Trắng

- Cung Đoài (Âm Kim) tương ứng với số 7: Thất Xích - Kim Tinh, hướng Đông Bắc, màu Đỏ

- Cung Cấn (Dương Thổ) tương ứng với số 8: Bát Bạch - Thổ Tinh, hướng Đông Bắc, màu Trắng

- Cung Ly (Hỏa) tương ứng với số 9: Cửu Tử - Hỏa Tinh, hướng Chính Nam, màu Đỏ Tía

Chín cung số trong lý thuyết Tam Nguyên Cửu Vận không đứng yên mà luôn vận động theo quy luật thăng, giáng (lên - xuống) nhất định. Sự chuyển động của các chính Tinh qua các cung số được gọi là Cửu cung phi tinh. Dựa vào đó mà dự đoán thời vận hoặc luận đoán vận số nhân văn.

b. Quy luật Thăng - Giáng và quỹ đạo vận hành của Cửu Tinh

Cửu Tinh vận hành Thăng - Giáng lần lượt qua tất cả các cung của Cửu Tinh Đồ Pháp (Cửu Cung Đồ), như vậy 9 cung sẽ có tất cả 9 x 9 là 81 bước, Cổ nhân gọi là “Bát Thập Nhất Bộ Lường Thiên Xích”. Khoa “Kham Dư - Phong Thủy”, khoa “Vận Khí” cũng như khoa “Vận số Nhân học” cổ đều rất coi trọng 81 bước Lường Thiên Xích này. Vì vậy, việc nghiên cứu kỹ lưỡng để thấu rõ và nắm bắt gốc rễ thì việc vận dụng để chiêm đoán mới đem lại kết quả có độ tin cậy đáng kể.

Quy luật Thăng - Giáng và quỹ đạo vận hành của Cửu Tinh
 

Theo cổ nhân thì sự vận động của 9 trường khí vũ trụ tương ứng với Cửu Tinh sẽ ảnh hưởng tới các trường năng lượng cho từng khoảng thời gian cụ thể. Trường khí chi phối tới một vòng Giáp Tý 60 năm gọi là một “Nguyên Vận” hay “Đại Vận”, trường khí chi phối trong khoảng 20 năm dược gọi là một “Vận Khí” hay “Tiểu Vận”. Tam Nguyên Cửu Vận gồm 180 năm vừa đúng 9 Vận, chiếm 9 Tinh bàn của Cửu Tinh Đồ.

Với quy luật và nguyên tắc theo dõi lịch thời gian như trên, tính đến năm Kinh Dương Vương lên ngôi vào năm Nhâm Tuất 2879 trước Công nguyên thì đã trải qua 60 Đại Vận, từ đó tới năm 1983 là đã trải qua 83 Đại vận của 28 Tam Nguyên. 

Từ năm 1984 đến hết năm 2043 là thời gian của Đại Vận thứ 84 thuộc Hạ Nguyên của Tam nguyên thứ 28 - Tức Đại vận của Tam Bích Mộc Tinh. Từ năm 1944 đến hết năm 2103 sẽ là bước sáng Đại vận thứ 85, tức Thượng nguyên của một Tam nguyên mới (Tam nguyên thứ 29).

2. Dụng thần trong Tam Nguyên Cửu Vận

2.1 Cách Xem thời vận dựa trên ý nghĩa của Cửu cung phi tinh 

Nguyên tắc thứ 1: Cửu tinh của Đại vận và Tiểu vận tính theo chiều thuận, tức tăng dần từ cung Khảm (1) tới Cung Ly (9)

Cách Xem thời vận dựa trên ý nghĩa của Cửu cung phi tinh

Nguyên tắc thứ 2: Cửu tinh của Niên vận (năm) và Nguyệt vận (tháng) tính theo chiều ngược, tức giảm dần từ Cung Khảm (số 1) ngược về cung Ly (số 9) rồi xuống cung Cấn (8) rồi lại về Cung Khảm (1).

 

Như vậy, năm 2023 (năm Quý Mão) có Niên vận là Tứ Lục - Mộc Tinh  là năm cuối của Tiểu Vận - Bát Bạch Thổ Tinh - thuộc Đại Vận Tam Bích Mộc Tinh - Hạ Nguyên của Tam Nguyên Cửu Vận thứ 28.

Tam nguyên cửu vận

Chín Trường khí lớn của vũ trụ không những tuân theo quy luật Âm Dương - Ngũ hành mà còn có những đặc trưng của Tám quẻ Hậu Thiên của Dịch cổ. 

Ta đã biết, Bát Quái Hậu Thiên chia làm 2 nhóm Âm - Dương, Bốn Quái đầu là Càn - Khảm - Cấn - Chấn thuộc Quẻ Dương; Bốn Quái sau là Tốn - Ly - Khôn - Đoài đi theo Quái Âm

Tam nguyên cửu vận

Dựa theo vận dụng Cửu cung phi tinh để xác định Các Trường khí đang chi phối Đại Vận, Tiểu Vận, Niên Vận, sau đó dựa theo tính Âm - Dương của các Trường khí, Ngũ hành sinh khắc của các Cung quái mà luận tính Hợp Khắc, Cát Hung của thời vận.

2.2 Luận mệnh lý nhân văn

Dựa theo năm sinh (âm lịch - tính theo tuổi Can chi), dựa vào giới tính mà áp dụng theo Trường khí Dương (Thăng) đối với Nam hoặc Trường khí Âm (Giáng) đối với Nữ trên 81 bước Lường Thiên Xích của Cửu Tinh Đồ, từ đó mà xác định được Cung mệnh của mỗi người. 

Bảng Niên Mệnh Cửu tinh Nam Nữ thuộc Tam Nguyên Cửu Vận thứ 28 (1864 - 2043)

Bảng Niên Mệnh Cửu tinh Nam Nữ thuộc Tam Nguyên Cửu Vận

Dựa vào kết quả của Niên Mệnh (cung mệnh của chủ sự), xét theo các quy luật Âm Dương, Ngũ hành sinh khắc trong mối tương quan với các Trường khí đại diện bởi các Cung quái của Đại Vận, Tiểu Vận và Niên vận để từ đó luận đoán sự thuận lợi hay khó khăn của mỗi Niên Mệnh theo từng giai đoạn cụ thể.

2.3. Bản mệnh và Bát trạch phong thủy

Bát trạch, dịch theo nghĩa tiếng Hán thì “bát” là 8 còn “trạch” là nhà. Bát trạch dùng để chỉ 8 hướng theo quẻ hào của ngôi nhà. Dựa trên sơ đồ bát trạch cửu cung phong thuỷ thì mệnh của mỗi chủ nhân của ngôi nhà kết hợp với 8 hướng nhà khác nhau sẽ tạo nên những dòng khí khác nhau. 

Để xác định được phong thuỷ hướng nhà ở, văn phòng,... như thế nào cho tốt, người ta thường sử dụng Du niên. Du niên là viết tắt của Bát biến du niên. Đây là sự biến đổi của các hào trong từng quẻ bát quái, từ đó dẫn đến sự biến đổi quẻ dựa trên sự tuần hoàn bốn phương tám hướng của Lạc Thư. Khi xem phong thuỷ hướng, người ta sẽ xem xét mối quan hệ giữa quái mệnh và trạch quái theo du niên. Từ đó kết luận là hướng tốt hay hướng xấu. Bạn có thể xem chi tiết tại [Du niên là gì].

Tam Nguyên Cửu Vận là một trong những khái niệm quan trọng của Huyền Không phi tinh. Hy vọng thông qua bài viết này, quý bạn có thể nắm bắt được Tam nguyên cửu vận là gì, nguồn gốc của nó từ đâu và các vận dụng của nguyên lý này vào trong cuộc sống.

Hotline Sim phong thủy
Zalo Sim phong thủy
Messenger Sim phong thủy
Close