Skip to content

NGŨ HÀNH

Ngũ hành sim có thực sự tồn tại hay không? Cách tính ngũ hành sim dựa trên nguyên lý nào? Cách tính?

1. Ngũ hành là gì, khởi nguồn của học thuyết ngũ hành

Ngũ hành là khái niệm cổ dùng để chỉ một hệ Tọa độ không gian 5 điểm đại diện cho 5 hướng của người xưa mang tính “số học” và triết học rất thâm thúy. Không gian phân cực của vạn vật chỉ có 4 phương chính (Đông, Tây, Nam, Bắc) và một phương gốc là Trung tâm (cộng tất cả 5 phương) mà thôi. 5 hướng chính đó ứng với 5 loại vật chất cơ bản của mặt đất: Nước, Lửa, Đất, Kim loại và thế giới sinh vật (tượng trưng là mộc). Ngũ hành không phải chỉ tượng trưng cho 5 hành tinh (Sao Kim, Sao Mộc, Sao Hỏa, Sao Thổ, Sao Thủy) vận động trên bầu trời mà còn tượng trưng cho 5 lực lượng lớn tồn tại trên mặt đất. 5 loại “Thiên Khí” của vũ trụ luôn vận động chuyển hóa lẫn nhau, tạo nên sự biến hóa về khí hậu và mọi thịnh suy của thời vận. Nó mang tính chất một “Hệ Tiên Đề” vừa có nội dung toán học vừa có nội dung triết học chặt chẽ của người xưa. Hệ này được ghi tóm tắt theo quy chiếu trong bảng ký hiệu cổ gọi là bảng Hà Đồ. Học thuyết ngũ hành với các giá trị tương ứng của nó như: Mùa, phương hướng, khí, màu sắc v.v… là một tinh hoa văn hóa rất đặc thì nảy sinh từ đặc điểm của điều kiện môi trường sống phương Đông. 

2. Quy luật ngũ hành 

Học thuyết Ngũ hành diễn giải sự sinh hoá của vạn vật qua hai nguyên lý cơ bản (生 - Sinh) còn gọi là Tương Sinh và (克 - Khắc) hay Tương Khắc trong mối tương tác và quan hệ của chúng. Giữa các Ngũ hành tồn tại quy luật tương sinh, tương khắc. Giống như Âm dương tương sinh tương khắc là 2 mặt gắn liền nhau của sự vật. Không có sinh thì sự vật không thể sinh trưởng và phát triển được. Không có khắc thì không thể duy trì sự cân bằng và điều hòa của sự vật trong quá trình phát triển và biến hóa.
 

2.1. Ngũ hành tương sinh

Tương sinh có nghĩa là cùng thúc đẩy, hỗ trợ nhau để phát triển. Trong quy luât ngũ hành tương sinh bao gồm hai phương diện, đó là cái sinh ra nó và cái nó sinh ra hay còn được gọi là mẫu và tử.  Cụ thể Mộc sinh Hỏa; Hỏa sinh Thổ; Thổ sinh Kim, Kim sinh Thủy, Thủy sinh Mộc. Nguyên lý của quy luật tương sinh là:

 Mộc sinh Hỏa: Cây khô sinh ra lửa, Hỏa lấy Mộc làm nguyên liệu đốt.

 Hỏa sinh Thổ: Lửa đốt cháy mọi thứ thành tro bụi, tro bụi vun đắp thành đất.

 Thổ sinh Kim: Kim loại, quặng hình thành từ trong đất.

 Kim sinh Thủy: Kim loại nếu bị nung chảy ở nhiệt độ cao sẽ tạo ra dung dịch ở thể lỏng.

 Thủy sinh Mộc: Nước duy trì sự sống của cây.
 

2.2. Ngũ hành tương khắc

Quy luật tương khắc là sự khắc chế, sát phạt, cản trở sự sinh trưởng phát triển.
Trong mối quan hệ Khắc thì Mộc khắc Thổ, Thổ khắc Thủy, Thủy khắc Hỏa, Hỏa khắc Kim, Kim khắc Mộc.

 

2.3. Vì sao Ngũ hành sinh khắc là nền tảng trọng yếu trong khoa dự báo cổ?

Ngũ hành tức Kim - Mộc - Thủy - Hỏa - Thổ hiểu theo nghĩa phổ quát nhất là năm nhóm lực lượng hay năm tác nhân luôn vận động và tác động qua lại lẫn nhau (chữ “hành” trong Hán Việt có nghĩa là “làm” hay “hành động”). Ngũ hành còn được gọi là ngũ đức - tức 5 thế lực trong trời đất.  Thường được xem là 5 nhóm vật chất cơ bản trong tự nhiên như kim loại - cây cỏ - nước - lửa - đất.  Kim - Mộc - Thủy - Hỏa - Thổ không chỉ là 5 nhóm trạng thái vật chất trong tự nhiên, nó còn là 5 trường đây là nguyên tố cơ bản trong vạn vật. Mà trong vũ trụ, giữa trời và đất luôn có sự giao thoa, để tạo sự sống của vạn vật thì phải có quy luật ngũ hành tương sinh, ngũ hành xung khắc, không có sinh thì vạn vật không thể phát triển và ngược lại không có khắc thì cũng không thể duy trì sự sống. Bởi vì mối quy luật tương sinh có ý nghĩa thúc đẩy, hỗ trợ để phát triển; ngược lại quy luật tương khắc là sự khắc chế, sát phạt, cản trở sự sinh trưởng phát triển. Như vậy muốn nhận nguồn năng lượng cát lợi thì khi chọn sim phong thủy quý bạn không nên bỏ qua áp dụng quy luật ngũ hành tương sinh - tương khắc trong dãy số điện thoại. 
 

3. Ngũ hành với mọi vật

3.1. Ngũ hành và kinh dịch

Trong "Kinh Dịch", khi nói về ngũ hành, các nhà toán học và dịch học đã lý giải nó trên hai hình Hà đồ và Lạc thư. Theo "Kinh Dịch” thì “Thiên nhất sinh thủy, địa lục thành chi. Địa nhị sinh Hỏa, thiên thất thành chi. Thiên tam sinh Mộc, Địa bát thành chi. Địa tứ sinh Kim, thiên cửu thành chi. Thiên ngũ sinh thổ, địa thập thành chi” (Số trời 1 sinh ra nước, số đất 6 làm thành. Số đất 2 sinh ra lửa, số trời 7 làm thành. Số trời 3 sinh ra mộc, số đất 8 làm thành. Số đất 4 sinh ra kim, số trời 9 làm thành. Số trời 5 sinh ra đất, số đất 5 làm thành).

Quan điểm ngũ hành và sự ứng dụng của nó đối với đời sống con người được bàn nhiều nhất trong tác phẩm "Hoàng đế Nội kinh". Những lời bản trong bộ sách này đã khẳng định học thuyết ngũ hành có vai trò hết sức quan trọng đối với y học cổ truyền Trung Quốc.
Trong khi Bát quái và 64 quẻ trùng quái dựa trên cơ sở biến hóa của Âm - Dương thì Hà đồ và Lạc thư là thuật số học cổ xếp theo hệ tọa độ phương vị. Dựa trên đặc trưng của mỗi hành trong ngũ hành tương ứng với từng phương vị (vị trí của các số sinh tương ứng với ngũ hành trong bảng ma phương lạc thư) cũng như quái khí (đặc tính của các trường khí trong mỗi quái) mà cổ nhân đã tạo nên Bát quái đồ - Hệ quy chiếu hoàn chỉnh để sử dụng trong dự báo.
 

ngu-hanh-va-kinh-dich
 
tien-thien-bat-quai-do
hau-thien-bat-quai-do


Như vậy có thể thấy Âm Dương - Ngũ hành là nền tảng, gốc rễ mà từ đó cổ nhân phát triển các khoa dự báo như Bốc Dịch, Tử Vi, Tướng, Số, đều triệt để áp dụng thuyết Âm Dương, Ngũ Hành sinh khắc. Không chỉ vậy, trong khoa học ứng dụng như kiến trúc, y dược cũng áp dụng những nguyên lý cơ bản này.

Sẽ là thiếu sót dẫn tới sai lệch nghiêm trọng nếu chọn sim phong thủy mà bỏ qua xem xét yếu tố Ngũ hành sinh khắc. Cùng với thuyết Âm Dương, quy luật Ngũ hành sinh khắc là nền tảng trọng yếu trong dự đoán học Phương Đông cổ. Chi phối tới tự tồn tại, sinh - khắc - chế - hóa lẫn nhau. 

Một số sim có nội tại sinh khí, với nhiều yếu tố may mắn như có quẻ dịch là quẻ cát, có âm dương cân bằng nhưng nếu ngũ hành sim xung khắc với mệnh chủ thì không những không phát huy được cát khí mà còn có thể sinh nhiều tai ương, tài vận đi xuống. Vì vậy, không có số sim phong thủy tốt cho tất cả mệnh chủ.

3.2. Ngũ hành với con người

Chu dịch nói: Mọi việc, mọi vật trong thế gian đều thống nhất ở Thái cực Ngũ hành. Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ này là sự thể hiện rõ nhất, lớn nhất của vạn vật. Cho nên mọi việc, mọi vật thống nhất ở Âm dương, ngũ hành. Con người là một trong vạn vật, tất nhiên phải tham gia vào sự vận động không ngừng của vũ trụ. Tứ trụ học dự đoán với tư các là sự giải thích toàn diện về cuộc sống con người - Tiểu thiên địa. Nên đó là môn học về quy luật sinh mệnh của con người. Nó vận dụng quy luật Ngũ hành để giải thích mối quan hệ giữa con người với trời đất.

✔ Can, chi, ngũ hành 

Sách Ngũ hành đại nghĩa nói: Can chi là do Đại Sào phát hiện. Đại sào lấy “tình của ngũ hành để dùng Giáp, Ất… làm tên ngày gọi là can; Dùng Tý, sửu.. làm tên tháng gọi là chi. Có việc liên quan đến trời thì dùng ngày, có việc liên quan đến đất thì dùng tháng. Vì Âm dương có sự khác nhau nên có tên là can, chi.

✔ 10 thiên can với âm dương ngũ hành

10 Thiên can: Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Quý có mối liên hệ với Âm-Dương và Ngũ hành:
 

ngu-hanh-thien-can
 
Ngũ hành và Âm Dương của 10 Thiên Can

Thiên Can

Âm - Dương

Ngũ Hành

Giáp

Dương

Mộc

Ất

Âm

Mộc

Bính

Dương

Hỏa

Đinh

Âm

Hỏa

Mậu

Dương

Thổ

Kỷ

Âm

Thổ

Canh

Dương

Kim

Tân

Âm

Kim

Nhâm

Dương

Thủy

Quý

Âm

Thủy

 

✔ 12 địa chi với ngũ hành

12 Địa chi: Tý sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi hay còn gọi là 12 con giáp theo thứ tự dưới đây:

ngu-hanh-dia-chi
 
Ngũ hành của 12 Địa Chi

Địa Chi

Hoàng đạo

Ngũ Hành

Chuột

Thủy

Sửu

Trâu

Thổ

Dần

Hổ

Mộc

Mão

Mèo

Mộc

Thìn

Rồng

Thổ

Tỵ

Rắn

Hỏa

Ngọ

Ngựa

Hỏa

Mùi

Thổ

Thân

Khỉ

Kim

Dậu

Kim

Tuất

Chó

Thổ

Hợi

Lợn

Thủy

 

✔  Tứ trụ với âm dương ngũ hành

Sách Hoàng Đế nội kinh ”239” nói: “ Giữa trời và đất, trong lục hợp, khí của nó có khắp nơi, ở ngũ tạng và 12 tiết đều thông với khí trời”. Trong ngày giờ, tháng, năm sinh của người ta, Thiên can, địa chi là khí Âm dương ngũ hành, là tiêu chí cụ thể trong cơ thể, cũng là tiêu chí thông tin mệnh vận tốt xấu của cả cuộc đời. Cơ thể con người là diễn biến âm dương. Ngũ hành sinh khắc trong tự nhiên. Sở dĩ cơ thể và các thiên thể có sự cảm ứng lẫn nhau thành một thể thống nhất là vì khí người và khí trời liên thông với nhau. Âm dương ngũ hành của thiên thể sinh khắc dẫn đến muôn vàn sự thay đổi, nó ảnh hưởng đến cơ thể của ta và mệnh vận của con người.
 

4. Ngũ hành trong sim

Đối với một con số sim điện thoại mà ta đang dùng thì luôn tồn tại ngũ hành riêng của nó, có sim mang ngũ hành mộc có sim mang ngũ hành hỏa, và có sim mang ngũ hành thổ, có sim mang ngũ hành Kim và ngũ hành thủy và cách tính ngũ hành sim được dựa trên nguyên lý của lục thập hoa giáp và sau đây là cách tính.

Trong số đếm và thứ tự trong hán ngữ cổ đại “Lục Thập” có nghĩa là chỉ số 60. Còn “Hoa Giáp” là chỉ một chu kỳ hoa nở vào mùa xuân của 6 vòng con giáp là Giáp Tý, Giáp Tuất, Giáp Thân, Giáp Ngọ, Giáp Thìn, Giáp Dần trong mỗi con vòng Giáp thì có 10 hàng can và cứ chạy tuần hoàn theo 12 con giáp đó là Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi và trong mỗi con giáp này ứng với 5 ngũ hành đó là Kim Mộc Thủy Hỏa Thổ sẽ là 12 con giáp nhân với 5 loại ngũ hành là 60 và 6 vòng con giáp nhân với 10 can là 60 và được gọi là Lục Thập Hoa giáp. Và được ứng dụng rộng rãi trong xem vợ chồng, sinh con, xem ngày tốt cưới xin và trong, việc kết hợp làm ăn.

Ngoài ra, trong Lục Thập Hoa giáp cũng được ứng dụng rộng rãi vào các con số, và trong xem sim phong thủy của sim điện thoại và được tạo thành bảng như sau và 2 số được tạo thành 1 cặp can chi và sẽ được quy đổi theo ngũ hành của can và chi hay của Lục Thập Hoa giáp. Sau đây là bảng cặp số quy đổi ra can chi:

bang-luc-thap-hoa-giap


Ví dụ cách tính Ngũ Hành Sim Theo Lục Thập Hoa Giáp:

- Thân chủ: Nguyễn Thị Quỳnh  sinh ngày 04/12/1990 DL lúc 00h20 phút

- Nhằm ngày: 18/10 năm Canh Ngọ  - Mệnh Lộ Bàng Thổ
- Bát tự: Giờ
Nhâm Tý, ngày Quý Mão tháng Đinh Hợi năm Canh Ngọ

Như vậy, yếu tố quan trọng nhất làm kim chỉ nam khi tìm số cho Nguyễn Thị Quỳnh chính là chọn số thuộc HỎA để tương sinh cho mệnh Thổ giúp gia chủ tuổi 1990 sinh vượng.
Nguyễn Thị Quỳnh Đang dùng sim số 0903 870 354. Theo Phong thủy chuyển vận, số điện thoại này đã đáp ứng được tất cả các yêu cầu sau:

Căn cứ vào bảng Lục Thập Hoa Giáp, dãy số điện thoại được chia thành từng cặp số, tính Hỏa hoặc Mộc (Mộc sinh Hỏa) càng nhiều thì dãy số càng này tốt cho bạn:

ban-luc-thap-hoa-giap

Số  0903 870 354  có:

Số

09 (Nhâm Thân)

03 (Bính Dần)

87 (Canh Dần)

03 (Bính Dần)

54 (Đinh Tỵ)

Ngũ hành

Thủy Kim

Hỏa Mộc

Kim Mộc

Hỏa Mộc

Hỏa Hỏa

 

- Tổng cộng: 2 Kim, 1 Thủy , 3 Mộc, 4 Hỏa

 Như vậy, về ngũ hành: dãy số 0903 870 354 có ngũ hành Hỏa tốt cho ngũ hành Thổ của gia chủ Nguyễn Thị Quỳnh giúp đón thêm nhiều cơ hội và vận may hơn người trong cuộc sống của chính mình.
 

 

5. Những sai lầm phổ biến về xem sim phong thủy theo Âm Dương - Ngũ hành là gì?

5.1. Xác định sai ngũ hành sim do lựa chọn sai phương pháp

Xác định ngũ hành sim dựa trên ngũ hành từng chữ số riêng lẻ theo cửu cung Lạc Thư 
 

Đồ hình Lạc thư trên lưng Kim Quy và Đồ hình được vẽ lại
rua-than-cong-do-hinh-lac-thu

 

do-hinh-lac-thu

 

 

Lạc Thư phối Bát quái Ngũ hành
lac-thu

 

lac-thu-phoi-bat-quai-ngu-hanh

 

 

Chú thích: 

- Số 1: Cung Khảm (Thủy - có nghĩa là nước) - Phương Bắc là sao Văn Xương, thuộc Thủy khí, mang hành Thủy, gọi là “Nhất Bạch thủy tinh”

- Số 2: Cung Khôn (địa/đất mẹ) Phương Tây Nam, là sao Cự Môn, thuộc Thổ khí, mang hành Thổ, gọi là “Nhị Hắc thổ tinh”

- Số 3: Cung Chấn (Lôi/Sấm) Phương Chính Đông, là sao Lộc Tồn, thuộc Mộc khí, mang hành Mộc gọi là “Tam Bích Mộc tinh”

- Số 4: Cung Tốn (phong/gió) Phương Đông Nam, là sao Văn Khúc, thuộc Mộc khí, mang hành Mộc gọi là “Tứ lục Mộc tinh”

- Số 5: Trung cung là sao Liêm Trinh, thuộc Thổ khí, mang hành Thổ gọi là “Ngũ hoàng Thổ tinh”

- Số 6: Cung Càn (Thiên/Trời) Phương Tây Bắc, là sao Vũ Khúc thuộc Kim Khí, mang hành Kim gọi là “Lục Bạch Kim tinh”

- Số 7: Cung Đoài (Trạch/Đầm) Phương Tây, là sao Phá Quân, thuộc Kim Khí, mang hành Kim gọi là “Thất Xích Kim tinh”

- Số 8: Cung Cấn (Sơn/núi) Phương Đông Bắc, là sao Tả Phù, thuộc Thổ Khí, mang hành Thổ gọi là “Bát Bạch Thổ tinh”

- Số 9: Cung Ly (Hỏa/lửa) Phương Nam, là sao Cửu Bật, thuộc Hỏa Khí, mang hành Hỏa gọi là “Cửu tử Hỏa tinh”

 

Cách xác định:

Từ ngũ hành của cửu cung (tương ứng với các số từ số 1 tới số 9) trong đồ hình Lạc Thư phối với Ngũ hành Bát Quái. Từ đó, ngũ hành nào có số lần xuất hiện nhiều nhất sẽ là ngũ hành của sim.

Ví dụ:
0912.345.678 nếu tính ngũ hành sim theo Lạc thư phối ngũ hành bát quái sẽ thực hiện như sau:

Bỏ số 0 - chỉ xét 912345678, chiếu theo mục chú thích ta sẽ có:

- Kim: số 6, số 7 (2 lần xuất hiện)

- Mộc: số 3, số 4 (2 lần)

- Thủy: số 1 (1 lần)

- Hỏa: số 9 (1 lần)

- Thổ: số 2, số 5 và số 8 (3 lần)

Do ngũ hành Thổ chiếm thượng phong trong dãy 9 số của sim nên ngũ hành sim này theo Lạc Thư là ngũ hành Thổ.
 

Điểm hạn chế:

Căn bản của cách tính ngũ hành sim dựa trên cửu cung Lạc thư đó chính là cửu cung tương ứng với bát quái và bát phương vị (cộng với phương trung tâm tạo thành cửu cung) đó là không có số 0 trong khi số sim nào cũng bắt đầu bằng số 0. Như vậy áp dụng theo ngũ hành cửu cung Bát quái chỉ xét được 9 trên 10 phần của 1 số sim.

Mặt khác, do trong 9 con số thì ngũ hành Thổ (số 2, số 5 và số 8) chiếm 3 phần trong khi các số 9 (Hỏa) hay 1 (Thủy) chỉ chiếm 1 phần nhỏ. Điều này dẫn tới xác suất cao ngũ hành một số sim bất kỳ tính theo cách này sẽ là ngũ hành Thổ có nghĩa sẽ có sự bất đối xứng (hay thiên lệch) về ngũ hành, trong khi thực tế mỗi hành thuộc ngũ hành trong trong tự nhiên luôn có xu hướng cân bằng lẫn nhau.

 

5.2. Không sử dụng Âm Dương, Ngũ hành trong luận hợp khắc của sim với chủ sự

a. Không xem xét ngũ hành sim cũng như quan hệ hợp khắc của ngũ hành sim và chủ sự

"Chữ có nghĩa, số có thuật"; những con số trong Hà Đồ (cửu cung) cũng như Lạc Thư không phải chỉ là "con số chỉ đơn thuần là con số, nó chỉ đại diện cho thứ tự của một đối tượng trong một hệ quy chiếu nhất định" mà ẩn chứa những kiến thức lý số uyên thâm của cổ nhân mà không phải ai cũng nắm bắt một cách đầy đủ, chính xác. 

Việc sử dụng Hà đồ với ngũ hành của cửu cung có những hạn chế (như đã trình bày ở trên) tuy nhiên điều đó không có nghĩa loại bỏ việc luận giải sinh - khắc của sim với chủ sự theo ngũ hành. Bất kỳ nhà nghiên cứu phong thủy, dịch học, số học chính tông nào cũng nắm rõ nguyên tắc trọng yếu đầu tiên khi luận giải lý số là xem xét cân bằng âm dương và sinh - khắc về ngũ hành. 
 

b. Bỏ qua suy xét sự cân bằng về Âm Dương 

Nguyên lý phân cực âm dương là sự phát hiện vĩ đại nhất của cổ nhân từ khi khoa học thực chứng còn chưa phát triển. Khoa học hiện đại, sau lý thuyết Big Bang (được xem là thời điểm vũ trụ bắt đầu được hình thành) mãi tới thế kỷ 19 mới có căn cứ để khẳng định Vũ trụ từ khi được hình thành đã có đối xứng. 

Tới thế kỷ 20 lại biết thêm có vật chất “sáng” có thể quan sát đồng thời có cả vật chất “tối” mà con người không thể nhìn thấy. 

Tiến thêm một bước nữa lại phát hiện vũ trụ là một “trường điện từ” phân cực khổng lồ và thống nhất khắp nơi. Nhờ đó có thể phát triển kỹ thuật thông tin vô tuyến, kỹ thuật số hóa vĩ đại như hiện tại.

Bỏ qua suy xét cân bằng Âm dương là thiếu sót nghiêm trọng trong khoa phong thủy ứng dụng nói chung cũng như luận giải hợp khắc của sim và chủ sự.

 

Hotline Sim phong thủy
Zalo Sim phong thủy
Messenger Sim phong thủy
Close