TIN TỨC PHONG THUỶ
Gieo Quẻ Kinh Dịch Là Gì? Hướng Dẫn Cách Gieo Quẻ Hỏi Việc
Trong văn hóa phương Đông, Kinh Dịch là một trong những hệ thống triết lý và tiên tri lâu đời, có ảnh hưởng sâu rộng đến đời sống con người. Gieo quẻ Kinh Dịch được coi là một phương pháp dự đoán tương lai, giúp giải mã những thắc mắc, đưa ra những hướng dẫn về các quyết định trong cuộc sống từ công việc, kinh doanh, đến tình duyên. Vậy gieo quẻ Kinh Dịch là gì và cách gieo quẻ chuẩn xác như thế nào? Hãy cùng Simphongthuy.vn tìm hiểu chi tiết qua bài viết này.
1. Gieo quẻ Kinh Dịch là gì?
1.1. Tìm hiểu Kinh Dịch là gì? Quẻ Kinh Dịch là gì?
Kinh Dịch, hay còn gọi là Chu Dịch, là một trong những bộ kinh quan trọng nhất trong hệ thống triết học Trung Hoa cổ đại, được cho là hình thành từ thời nhà Chu. Đây là một tập hợp các triết lý, lý luận về sự biến đổi của vũ trụ và con người. Kinh Dịch bao gồm 64 quẻ, mỗi quẻ đại diện cho một trạng thái khác nhau của cuộc sống. Mỗi quẻ lại chia thành hai phần chính: thượng quái (ba hào trên) và hạ quái (ba hào dưới).
Mỗi quẻ Kinh Dịch được cấu thành từ sáu hào, với mỗi hào có thể là hào dương (một vạch liền) hoặc hào âm (một vạch đứt). Các hào này tương ứng với sự thay đổi và chuyển hóa giữa các trạng thái âm dương, biểu thị những tình huống khác nhau mà con người có thể gặp phải.

1.2. Gieo quẻ Kinh Dịch là gì?
Gieo quẻ Kinh Dịch là một phương pháp sử dụng Kinh Dịch để dự đoán và tìm hiểu những diễn biến trong tương lai. Khi thực hiện, người gieo quẻ sẽ sử dụng các công cụ như đồng xu cổ hoặc giờ động tâm để tạo ra các quẻ. Thông qua việc phân tích và giải mã các quẻ này, người gieo quẻ sẽ đưa ra những nhận định về những tình huống sắp xảy ra, đồng thời cung cấp các lời khuyên giúp người hỏi hiểu rõ hơn về tình trạng hiện tại và tương lai.
1.3. Việc gieo quẻ Kinh Dịch có ý nghĩa như thế nào?
Gieo quẻ Kinh Dịch không chỉ là một phương pháp dự đoán mà còn mang ý nghĩa tâm linh và triết lý sâu sắc. Đây là cách giúp con người tự nhìn nhận bản thân, hiểu rõ hơn về mối liên hệ giữa mình và vũ trụ. Gieo quẻ Kinh Dịch cũng giúp người ta có cái nhìn toàn diện, từ đó đưa ra những quyết định sáng suốt và thận trọng hơn trong cuộc sống.
2. Hướng dẫn cách gieo quẻ Kinh Dịch chuẩn xác
Hiện nay, có nhiều phương pháp gieo quẻ Kinh Dịch, nhưng phổ biến nhất là sử dụng ba đồng xu cổ và phương pháp theo giờ động tâm.
2.1. Gieo quẻ Kinh Dịch bằng 3 đồng xu cổ
Đây là một phương pháp đơn giản và được sử dụng phổ biến nhất. Để gieo quẻ, người gieo cần chuẩn bị ba đồng xu cổ, mỗi đồng xu có hai mặt: mặt dương (thường là mặt có hình nhân vật hoặc hình tròn) và mặt âm (mặt còn lại). Ngoài ra cần chuẩn bị sẵn một đĩa sứ, giấy bút để ghi lại kết quả sau mỗi lần gieo.

Để thực hiện gieo quẻ Kinh Dịch bằng 3 đồng xu cổ, bạn cần tuân theo các bước sau để đảm bảo quá trình diễn ra đúng cách và đạt được kết quả chính xác:
- Bước 1: Trước khi gieo đồng xu hãy thắp một nén nhang và hướng mặt về phương Nam - hướng mà theo phong thủy được coi là mang lại sự thông suốt, bình an. Sau đó, đọc bài khấn với nội dung rõ ràng, nêu tên, thời gian, địa điểm hiện tại của mình.
- Bước 2: Tiếp theo, bạn cầm 3 đồng xu cổ, úp chúng vào lòng bàn tay. Trong lúc này, hãy tập trung suy nghĩ về vấn đề mà bạn muốn tìm câu trả lời.
- Bước 3: Giữ hai lòng bàn tay ôm chặt ba đồng xu trong vài phút, đây là bước rất quan trọng để tạo sự liên thông giữa từ trường của con người và từ trường của đồng tiền.
- Bước 4: Khi đã cảm thấy kết nối năng lượng đủ mạnh, bạn nhẹ nhàng xóc 3 đồng tiền trong lòng bàn tay và thả chúng xuống đĩa sứ đã chuẩn bị sẵn.
- Bước 5: Quan sát kết quả lần gieo và ghi lại kết quả.
Khi xem quẻ Kinh Dịch bằng đồng xu, mặt niên hiệu (mặt có bốn chữ) được gọi là "đồng ngửa", còn mặt mệnh giá (có hai ký tự) là "đồng sấp". Kết quả mỗi lần tung đồng xu được phân loại như sau:
- Một đồng ngửa, hai đồng sấp: ghi nhận là hào dương tĩnh, biểu thị bằng một vạch liền (———).
- Ba đồng sấp: ghi nhận là hào dương động (lão dương), biểu thị bằng một vạch liền có vòng tròn (——— o).
- Ba đồng ngửa: ghi nhận là hào âm động (lão âm), biểu thị bằng hai vòng tròn (— — x).
- Một đồng ngửa, hai đồng sấp: ghi nhận là hào âm tĩnh, biểu thị bằng một vạch đứt (— —).
Hãy nhớ rằng mỗi lần gieo chỉ tạo ra một hào, và một quẻ Kinh Dịch sẽ cần tổng cộng sáu hào. Do đó phải lặp lại từ bước 3 đến bước 5 đúng 6 lần để hoàn thành một quẻ Kinh Dịch. Sau 6 lần gieo đồng xu cổ ta sẽ lần lượt xác định các hào từ hào sơ đến hào thượng. Xác định 3 lần gieo đầu là nội quái và 3 lần gieo sau là ngoại quái, quy ước gọi tên là ngoại quái trước, nội quái sau.

Ở đây, chú ý các hào động ký hiệu "lão dương" (vòng tròn “o”), và "lão âm" (dấu “x”), các hào động này có thể biến đổi, âm động thành dương hoặc dương động thành âm. Những hào này cho biết trạng thái và sự biến đổi của quẻ, giúp người xem dự đoán tương lai hoặc nhận định quá khứ.
* Lưu ý: Trước khi gieo quẻ, người hỏi nên tịnh tâm, không nghĩ ngợi quá nhiều để đạt trạng thái tinh thần thanh tịnh nhất.
Ví dụ về phương pháp gieo quẻ Kinh Dịch bằng 3 đồng xu cổ:
Sau 6 lần gieo ghi lại được các kết quả như sau:
- Lần 1: N N S → Hào dương một vạch liền (———)
- Lần 2: S S S → Hào dương động (——— o)
- Lần 3: N N S → Hào dương một vạch liền (———)
- Lần 4: N S S → Hào âm một vạch đứt (— —)
- Lần 5: S S S → Hào dương động (——— o)
- Lần 6: N N N → Hào âm động (— — x)
=> Vậy ngoại quái là quái Khảm (☵), nội quái là quái Càn (☰) tạo thành quẻ Thủy Thiên Nhu .
2.2. Gieo quẻ Kinh Dịch theo giờ động tâm
Phương pháp gieo quẻ Kinh Dịch dựa trên giờ động tâm của người hỏi, tức là gieo quẻ ngay tại thời điểm mà người đó có suy nghĩ muốn tìm hiểu điều gì đó một cách mạnh mẽ nhất. Phương pháp này được sử dụng để dự đoán sự thay đổi và xu hướng của các sự kiện trong tương lai gần. Quá trình này đòi hỏi bạn phải xác định thời gian gieo quẻ dựa theo lịch âm, bao gồm ngày, giờ, tháng và năm, dựa trên các quy ước sau:
- Quy ước năm: Trong chu kỳ 12 con giáp của lịch Trung Hoa, mỗi năm tương ứng với một số từ 1 đến 12. Ví dụ: năm Tý là 1, năm Sửu là 2, năm Dần là 3, và tiếp tục cho đến năm Hợi là 12.
- Quy ước ngày và tháng: Ngày trong tháng cũng được đánh số từ 1 đến 30, tương ứng với ngày mùng 1 đến ngày 30. Tương tự, tháng trong năm được đánh số từ 1 đến 12.
- Quy ước giờ: Giờ trong ngày được đánh số từ 1 đến 12, tương ứng với các giờ theo thứ tự con giáp: giờ Tý là 1, giờ Sửu là 2, giờ Dần là 3, và tiếp tục.
Dưới đây là quy trình chi tiết thực hiện phương pháp gieo quẻ Kinh Dịch theo giờ động tâm:

Bước 1: Tính Quái Thượng
- Đầu tiên, cộng tổng các giá trị của ngày, tháng, năm theo lịch âm tại thời điểm gieo quẻ.
- Sau đó, lấy tổng đó chia cho 8 và ghi nhận số dư. Nếu kết quả chia hết cho 8, thì lấy số 8 làm kết quả.
- Kết quả số dư này sẽ giúp xác định Quái Thượng (quẻ trên).
Bước 2: Tính Quái Hạ
- Tiếp theo, cộng tổng các giá trị của giờ, ngày, tháng, và năm tại thời điểm gieo quẻ.
- Lấy kết quả đó chia cho 8 và lấy số dư. Nếu kết quả chia hết cho 8, thì số 8 được chọn.
- Số dư này sẽ là Quái Hạ (quẻ dưới) của quẻ mà bạn sẽ xác định.
Bước 3: Tra cứu quẻ
- Sau khi tính được Quái Thượng và Quái Hạ, bạn sẽ xác định tên của từng quẻ theo số quẻ như sau:
- Càn: 1
- Đoài: 2
- Ly: 3
- Chấn: 4
- Tốn: 5
- Khảm: 6
- Cấn: 7
- Khôn: 8
- Đọc tên quẻ từ trên xuống dưới theo thứ tự, từ Thượng quái (quẻ trên) đến Hạ quái (quẻ dưới).
Bước 4: Xác định quẻ kép từ bảng 64 quẻ Kinh Dịch
Bước 5: Tìm hào động
- Tính tổng giờ, ngày, tháng, năm tại thời điểm gieo quẻ, sau đó chia cho 6 và lấy số dư. Nếu kết quả chia hết cho 6, thì lấy số 6.
- Số dư này sẽ giúp xác định hào động trong quẻ. Hào động là yếu tố quyết định sự biến đổi của quẻ. Nếu hào đó là hào âm thì biến thành hào dương, ngược lại nếu là hào dương thì sẽ biến thành hào âm. Hào động sẽ cho biết sự thay đổi trong tình huống được hỏi, giúp bạn phân tích rõ hơn về tương lai hay diễn biến tiếp theo của sự việc.
Ví dụ về cách gieo quẻ Kinh Dịch theo giờ động tâm: Giờ gieo quẻ là giờ Dần, ngày 13 tháng 11 năm Giáp Thìn thì sẽ có cách tính như sau:
- Tính thượng quái: Lấy ( 13 + 11 + 5) : 8 = 3 dư 6, lấy 6 => Quái Khảm
- Tính hạ quái: Lấy ( 3 + 13 + 11 + 5) : 8 = 4 không dư, lấy 8 => Quái Khôn
Đọc thẻ ta được: Khảm (Thủy), Khôn (Địa) xác định được quẻ Thủy Địa Tỷ
- Tìm hào động: Lấy ( 3 + 13 + 11 + 5) : 6 = 5 dư 2, lấy 2 => Động hào 2.
Với quẻ Thủy Địa Tỷ thì thứ 2 tính từ dưới lên là hào âm động biến ra hào dương. Kết quả là thượng quái Khảm (Thủy) giữ nguyên, hạ quẻ thành quái Khảm (Thủy) ta được quẻ Thuần Khảm
.
Với phương pháp gieo quẻ Kinh Dịch theo giờ động tâm, người gieo quẻ có thể có cái nhìn sâu sắc về tình hình hiện tại và tương lai, từ đó đưa ra những quyết định phù hợp trong các khía cạnh của cuộc sống.
3. Những lưu ý khi gieo quẻ Kinh Dịch
Khi gieo quẻ Kinh Dịch, có một số lưu ý quan trọng cần phải cân nhắc:
- Tâm trạng: Người hỏi cần giữ tâm trạng thanh tịnh, không nên nóng vội hoặc lo lắng khi gieo quẻ, bởi tâm lý này có thể ảnh hưởng đến độ chính xác của quẻ.
- Chọn thời điểm: Thời gian gieo quẻ cũng ảnh hưởng đến kết quả, nên chọn thời điểm tĩnh lặng, tránh giờ xung khắc theo tuổi.
- Không hỏi quá nhiều lần: Khi đã gieo quẻ và nhận được câu trả lời, người hỏi không nên gieo lại nhiều lần cho cùng một câu hỏi, vì điều này sẽ làm giảm độ chính xác của quẻ.
- Đặt câu hỏi rõ ràng: Hãy tránh đặt các câu hỏi mơ hồ. Các câu hỏi nên cụ thể và chi tiết để có thể nhận được lời giải đáp chính xác và hữu ích.
4. Ứng dụng của việc gieo quẻ Kinh Dịch
Kinh Dịch không chỉ là lý thuyết triết học mà còn là công cụ dự đoán các khía cạnh trong cuộc sống. Việc gieo quẻ giúp giải mã các yếu tố vận số, công việc, tình duyên, sức khỏe và đánh giá phong thủy số điện thoại.
3.1. Gieo quẻ Kinh Dịch dự đoán vận số tương lai
Gieo quẻ Kinh Dịch giúp dự đoán diễn biến trong công việc, mối quan hệ tình cảm và sức khỏe. Các quẻ Chủ, Hỗ, Biến cho cái nhìn toàn diện, từ tình hình hiện tại đến những thay đổi sắp tới, giúp đưa ra quyết định sáng suốt hơn.

- Công việc: Đánh giá được các yếu tố liên quan đến sự nghiệp, bao gồm cơ hội thăng tiến, khả năng gặp trở ngại, hay thời điểm thích hợp để đầu tư và khởi nghiệp.
- Tình duyên: Cung cấp những thông tin về sự tương hợp giữa các cặp đôi, khả năng gặp gỡ một người mới, hay các trở ngại trong mối quan hệ hiện tại.
- Sức khỏe: Việc gieo quẻ Kinh Dịch giúp nhận diện những vấn đề tiềm ẩn mà người xem có thể gặp phải và gợi ý các biện pháp phòng ngừa.
3.2. Xem bói số điện thoại theo Kinh Dịch
Kinh Dịch còn dùng để xem phong thủy số điện thoại, dựa vào quẻ để đánh giá tính tốt xấu của dãy số trên các phương diện tài lộc, sự nghiệp kinh doanh, tình duyên gia đạo và vận hạn. Từ đó giúp người dùng có thể lựa chọn được dãy sim điện thoại phù hợp với từng nhu cầu cụ thể.
Kết bài
Gieo quẻ Kinh Dịch là một phương pháp dự đoán tương lai mang tính triết lý sâu sắc, giúp con người hiểu rõ hơn về bản thân và những sự việc sắp xảy ra. Dù là phương pháp gieo bằng đồng xu cổ hay theo giờ động tâm, mỗi cách đều mang đến những trải nghiệm thú vị và ý nghĩa. Điều quan trọng là người hỏi cần giữ tâm thế thanh tịnh, bình an khi thực hiện và luôn cởi mở với những gợi ý mà Kinh Dịch mang lại, để có thể đưa ra những quyết định sáng suốt trong cuộc sống.
Nếu quý bạn muốn kích công danh, sự nghiệp, tài vận, gia đạo, tình duyên hay giải hạn, bạn có thể chọn sim phong thủy trong kho sim phong thủy hợp từng công việc sau đây: